Ung thư tuyến giáp có thể dẫn đến các triệu chứng như khản giọng, đau khi nuốt, ho lâu. Ảnh: Shutterstock. |
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), mỗi năm, ước tính khoảng 43.800 ca ung thư tuyến giáp được phát hiện, 2.230 người chết vì căn bệnh này. Cho đến gần đây, số lượng trường hợp mắc bệnh tăng đều đặn. Phần lớn sự gia tăng là kết quả của việc sử dụng các máy móc hiện đại CT, MRI (được thực hiện cho các vấn đề y tế khác), có thể phát hiện ra nốt tuyến giáp nhỏ ngẫu nhiên mà không được tìm thấy trước đây.
Không giống các loại ung thư khác, ung thư tuyến giáp không phải là một bệnh. Theo Viện Ung thư Quốc gia (NCI), ung thư tuyến giáp bao gồm một số loại với tiên lượng khác nhau. Ví dụ, ung thư tuyến giáp không biệt hóa rất hiếm gặp, độ nguy hiểm cao, người mắc chỉ sống được một năm. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp dạng nhú sẽ sống được 5 năm sau khi chẩn đoán.
Ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công và có nhiều cách giúp giảm nguy cơ. Bác sĩ phẫu thuật T.K. Pandian, Trung tâm Ung thư Siteman, Đại học Washington, cho biết ung thư tuyến giáp là căn bệnh ung thư cần được xem xét nghiêm túc và lập kế hoạch điều trị kịp thời sau khi chẩn đoán.
Hormone trong tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động, quá trình trao đổi chất. Ảnh: Shutterstock. |
Vai trò của tuyến giáp
Tiến sĩ Ben Bikman, nhà nghiên cứu trao đổi chất, nhà đồng sáng lập HLTH, chia sẻ hormone trong tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động, quá trình trao đổi chất. Hoạt động của tế bào tăng, hormone tuyến giáp cũng tăng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Trên thực tế, tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến cơ thể hoạt động nhanh, cảm thấy nóng. Ngược lại, khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, các tế bào trong cơ thể hoạt động chậm lại, cơ thể cảm thấy lạnh hơn.
Hormone tuyến giáp tác động đến quá trình trao đổi chất bằng cách ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào mỡ. Khi nồng độ tuyến giáp cao, các tế bào mỡ có ít thụ thể insulin hơn. Nếu một tế bào mỡ ít phản ứng với insulin, nó sẽ phân hủy chất béo nhanh hơn, dẫn đến sụt cân.
Theo tiến sĩ Birkman, tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Chức năng bình thường của não hoàn toàn phụ thuộc vào hormone tuyến giáp. Trên thực tế, nồng độ hormone tuyến giáp thấp dẫn đến các triệu chứng giống như mất trí nhớ. Hormone tuyến giáp không chỉ quan trọng đối với não người lớn mà còn đối với não của trẻ sơ sinh và trẻ đang phát triển. Trong quá trình phát triển, hormone tuyến giáp không đủ có thể dẫn đến tổn thương não.
Điều cần biết về ung thư tuyến giáp
Bác sĩ chuyên khoa ung thư và huyết học y tế Danny Nguyen, Trung tâm Ung thư Quỹ Lennar City of Hope Orange County, Irvine, California, cho biết ung thư tuyến giáp có khả năng điều trị cao, nhưng bạn vẫn nên nhận biết triệu chứng.
Bạn nên ăn uống lành mạnh và tránh tăng cân quá mức. Việc tiếp xúc với bức xạ ở thời thơ ấu cũng dẫn đến nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
Tiếp xúc với bức xạ ở thời thơ ấu cũng là một nguy cơ gây ung thư tuyến giáp. Ảnh: Shutterstock. |
Câu chuyện về một khán giả truyền hình viết thư cho đài truyền hình để cảnh báo rằng người dẫn chương trình đang đọc tin tức có thể bị ung thư tuyến giáp. Người xem đã nhìn thấy một khối u trên cổ của phóng viên. Tuy nhiên, phóng viên đó chưa bao giờ để ý đến nó.
Hầu hết bác sĩ không ngạc nhiên vì phát hiện đó. Có thể thấy, ung thư tuyến giáp thường không được chú ý. Nói chung, căn bệnh này không có triệu chứng, người bệnh thường xuất hiện khối u nhỏ hoặc cục u trên cổ. Ung thư tuyến giáp có xu hướng di chuyển chậm và tiên lượng sống sót lâu dài.
Hóa trị với ung thư tuyến giáp
Tiến sĩ Pandian nói: "Không phải ai cũng biết câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Hầu hết loại ung thư khác (phổi, vú, đại tràng...) thường phát triển nhanh hơn ung thư tuyến giáp. Hóa trị thường hiệu quả hơn đối với các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Ung thư tuyến giáp có thể không phát triển hoặc phát triển chậm. Đây là lý do hóa trị không hiệu quả lắm. Hóa trị và liệu pháp miễn dịch đôi khi có thể được sử dụng cho các loại ung thư tuyến giáp hiếm gặp và ác tính".
Bác sĩ Danny Nguyen giải thích hóa trị hiếm khi được sử dụng cho hầu hết loại ung thư tuyến giáp vì nó không cần thiết. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp thể bất sản có thể được điều trị bằng hóa trị. Nó thường được kết hợp với xạ trị bằng tia bên ngoài cho những trường hợp hiếm gặp hoặc ung thư khác. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi lên đến hơn 98%.
Tiến sĩ Brian Lawenda, bác sĩ ung thư bức xạ của GenesisCare, giải thích: "Chúng ta có một số cách điều trị khác nhau cho ung thư tuyến giáp như cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, cắt bỏ một phần tuyến giáp, theo dõi chặt chẽ. Bạn có thể sử dụng liệu pháp i-ốt phóng xạ (RAI), uống thuốc, hóa trị và xạ trị. Hóa trị thường không được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp vì nó không hiệu quả bằng phương pháp khác. Chẳng hạn, phẫu thuật và liệu pháp i-ốt phóng xạ tiến hành khi ung thư chưa lan ra toàn bộ tuyến giáp, bác sĩ phẫu thuật có thể chọn chỉ loại bỏ một nửa tuyến giáp chứa tế bào ung thư".
Ngoài ra, nếu ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, xạ trị, thuốc và hóa trị liệu có thể là phương pháp điều trị thay thế hiệu quả hơn. Mỗi người sẽ có lựa chọn khác nhau về phương pháp trị liệu. Điều đó sẽ phụ thuộc vào các yếu tố rủi ro bên ngoài và tiền sử gia đình.
Liệu pháp i-ốt phóng xạ thường được khuyến nghị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang trú ở cổ hoặc khi tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể không cần điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Nghiên cứu hình ảnh thông qua siêu âm, chụp CT, chụp i-ốt phóng xạ, chụp PET hoặc MRI có thể được chỉ định để phân giai đoạn ung thư tuyến giáp và xác định kế hoạch điều trị tốt nhất.
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp
Bác sĩ Danny Nguyen nhấn mạnh: "Như đã lưu ý, hầu hết bệnh ung thư tuyến giáp không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi ung thư tuyến giáp phát triển, nó có thể gây ra khối u có thể sờ thấy qua da trên cổ. Mọi người cũng cảm thấy cổ áo của trở nên chật hoặc nhận thấy những thay đổi trong giọng nói. Họ sẽ bị khàn giọng, khó nuốt, sưng hạch bạch huyết hoặc đau ở cổ họng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này khiến bạn lo lắng, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ bác sĩ".
Theo tiến sĩ Lawenda, triệu chứng chính của bệnh ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Xuất hiện khối u cứng, khó nuốt ở vùng cổ họng, lớn dần theo thời gian.
- Đau khi nuốt kéo dài trong một khoảng thời gian bất thường.
- Khản tiếng hoặc bất kỳ thay đổi nào khác trong giọng nói của bạn, kéo dài bất thường.
- Ho dai dẳng không khỏi.
- Đau vùng trước cổ lan dần lên tai.
Nhiều triệu chứng trong số này có thể là dấu hiệu của các bệnh khác. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới. Ảnh: Shutterstock. |
Phụ nữ có nguy cơ cao hơn
Theo bác sĩ Danny Nguyen, ung thư tuyến giáp xảy ra ở phụ nữ nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu độ tuổi 40-50 tuổi. Trong khi đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở độ tuổi 60-70 tuổi. Nó phổ biến nhất ở những người da trắng.
Tiến sĩ Lawenda cho biết thêm: "Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ là 45-64 tuổi. Phụ nữ có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp 20-34 tuổi".
Các biến chứng và rủi ro khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Theo bác sĩ Danny Nguyen, các biến chứng rất hiếm gặp. Sau phẫu thuật, bạn có thể bị chảy máu, tổn thương thanh quản, khàn tiếng, hô hấp khó khăn và tổn thương tuyến cận giáp có thể dẫn đến lượng canxi trong máu thấp.
Tiến sĩ Lawenda nói: "Giống như các ca phẫu thuật khác, việc cắt bỏ tuyến giáp cũng có thể gặp biến chứng. Biến chứng của phẫu thuật ung thư tuyến giáp có thể bao gồm tổn thương tuyến cận giáp, mức canxi thấp và tổn thương dây thanh âm gây ra thay đổi trong giọng nói. Biến chứng khác của phẫu thuật tuyến giáp bao gồm chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương dây thanh âm. Tác dụng phụ của liệu pháp i-ốt phóng xạ có thể bao gồm buồn nôn, nôn, khô miệng".
Tiến sĩ Pandian cho biết thêm: "Nhìn chung, phẫu thuật ung thư tuyến giáp có rủi ro rất thấp. Nó có thể gây kích ứng hoặc tổn thương dây thanh âm, dẫn đến tình trạng khàn giọng. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ tạm thời. Tuyến cận giáp có thể sẽ phải chịu ảnh hưởng. Các tuyến này giúp giữ mức canxi trong máu bình thường. Nếu cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, tuyến cận giáp có thể bị choáng tạm thời khiến nồng độ canxi thấp. Tuy nhiên, tình trạng này cũng chỉ tạm thời".
Ăn quá nhiều chất béo có thể liên quan đến ung thư tuyến giáp. Ảnh: Shutterstock. |
Ăn quá nhiều chất béo gây ung thư tuyến giáp?
Theo tiến sĩ Danny Nguyen, tăng cân và béo phì liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến giáp. Các nghiên cứu đã chỉ ra việc tăng cân cơ thể có liên quan đáng kể đến việc tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp dạng nhú là loại phổ biến nhất.
Tiến sĩ Lawenda nói: "Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư tuyến giáp. Một số nghiên cứu đã phát hiện ăn nhiều rau củ, ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp so với ăn thịt chế biến và muối. Tuy nhiên, chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mối quan hệ giữa chế độ ăn uống với ung thư tuyến giáp. Điều quan trọng cần lưu ý chế độ ăn uống, di truyền, môi trường và lối sống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp".
Theo tiến sĩ Pandian, việc ăn nhiều chất béo không liên quan hoàn toàn đến ung thư tuyến giáp, nhưng sẽ gây hại cho cơ thể. Nói cách khác, ăn nhiều chất béo không tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp nhưng sẽ gây béo phì. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy béo phì làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.
Chúng ta cần lưu ý béo phì liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc tất cả loại ung thư. Điều này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu giải đáp rõ ràng. Béo phì có thể gây ra viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc các bệnh (tiểu đường, huyết áp cao...), sau đó có thể dẫn đến các biến chứng khi phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị ung thư.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.