Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 dấu hiệu ung thư máu giai đoạn đầu

Ung thư máu là căn bệnh ung thư ác tính rất khó chữa khỏi, nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp nhưng không nên chủ quan. Ảnh: Dispatchhealth.

Ung thư máu là hiện tượng lượng bạch cầu tăng quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn. Điều này dẫn đến tình trạng hồng cầu bị phá hủy khiến cho người bệnh bị thiếu hụt. Nếu không khắc phục sớm thì tử vong chỉ là chuyện sớm muộn.

Một nhóm ung thư máu khác được gọi là lymphoma. Đây là loại ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều lympho gây nên tình trạng quá tải và mất kiểm soát, làm tổn thương hệ miễn dịch. Ngoài các hạch bạch huyết, lymphoma còn có thể phát triển ở tủy, lá lách, và các cơ quan khác.

Ung thư máu là bệnh ung thư ác tính mà không hình thành nên các khối u như nhiều bệnh ung thư khác.

Bệnh ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm và thường thì bệnh nhân phải tới giai đoạn bệnh nặng với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng mới phát hiện ra bệnh. Bệnh ung thư máu thường đi kèm với sự sụt giảm, triệt tiêu lớn số lượng các tế bào máu (hồng cầu).

Nếu không được điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc bệnh này rất cao. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư máu phổ biến nhất:

- Đốm đỏ: Nếu có những đốm đỏ hoặc tím trên da thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán, phòng trước còn hơn để muộn. Hiện tượng này cũng có thể là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.

- Đau đầu: Không phải cứ nhức đầu là ung thư máu mà cũng có thể do nhiều bệnh lý khác nhưng ở ung thư máu thường xuất hiện các cơn đau dữ dội, đi kèm với đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến não không được cung cấp đủ oxy nên gây đau đầu.

ung thu mau anh 1

Ung thư máu thường xuất hiện các cơn đau đầu nặng. Ảnh: Homage.

- Đau xương: Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương - nơi sản xuất ra các tế bào máu.

- Sưng hạch bạch huyết: Các tế bào bạch huyết mất dần khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh bên ngoài viêm hạch bạch huyết là một dạng viêm bạch cầu gây ra do vi khuẩn. Vì thế, sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.

- Xanh xao, mệt mỏi: Khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là “thiếu máu” hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chúng vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan, các mô. Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.

- Chảy máu cam: Chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp, và nhiều người thường xem nhẹ hiện tượng bệnh lý này. Thông thường, chảy máu cam thường xảy ra ở mức độ nhẹ và dễ cầm máu ngay. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì ngay lập tức bạn phải nhập viện và khám bệnh. Bởi rất có thể, bạn đã mang bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu - tế bào có tác dụng cầm máu.

- Sốt cao thường xuyên: Bệnh nhân mắc ung thư máu thường suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch. Các tế bào bạch cầu dần dần mất đi khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus từ bên ngoài nên việc bị các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh là triệu chứng thường thấy khi bị căn bệnh này. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường thể hiện qua sốt cao, vết thương nhiễm trùng khó lành.

Ung thư máu không bỏ sót một ai, cả trẻ em lẫn người lớn đều có khả năng bị bệnh. Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ, ung thư máu chiếm khoảng 10% trong số các ca mắc ung thư ở Mỹ hàng năm.

Điều này cho thấy trung bình có khoảng hơn 175.000 người có kết quả chẩn đoán bị ung thư máu/năm. Trong số đó, khoảng 18% là bị u tủy, 48% bị ung thư hạch và 34% còn lại là mắc bệnh bạch cầu.

Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị ung thư, hiện có nhiều trường hợp cải thiện được bệnh, đem lại kết quả khả quan và hy vọng cho những người bị ung thư máu.

Cũng theo Hiệp hội bệnh bạch cầu và u Lympho Mỹ, khoảng 66% trường hợp chẩn đoán bị bệnh bạch cầu có thể sống được khoảng 5 năm, thậm chí là lâu hơn. Tỷ lệ này tăng lên 89% ở ung thư hạch Hodgkin và ung thư hạch không Hodgkin là 75%.

Các chuyên gia khuyên người dân nên duy trì một lối sống lành mạnh và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Cháu gái tôi mới được 2 tháng tuổi và bị đau mắt đỏ. Gia đình tôi không có ai gặp tình trạng này, vậy xin hỏi nguyên nhân khiến cháu tôi bị đau mắt đỏ là gì?

https://vtc.vn/7-dau-hieu-ung-thu-mau-giai-doan-dau-ar741426.html

Vân Anh/ VTC News

Bạn có thể quan tâm