Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

7 lưu ý nếu muốn mua nội thất cũ trên mạng

Mua đồ dùng cũ từ Internet ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, bạn cần kiểm tra tem nhãn sản phẩm, đồng thời yêu cầu người bán cung cấp hình ảnh và video chi tiết.

Kiểm tra kỹ mọi thông tin về tình trạng món đồ sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro. Ảnh minh họa: Charlotte May/ Pexels.

Thay vì mua đồ nội thất mới, nhiều người lại bị hấp dẫn bởi những món đồ cổ hoặc hàng thanh lý/tái sử dụng. Ngoài những lợi ích như tiết kiệm chi phí, đồ vintage với dấu ấn thời gian có thể mang đến nét quyến rũ riêng cho ngôi nhà.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng tìm mua được những món đồ cũ ngoài cửa hàng. Họ chọn cách săn lùng chúng trên các trang thương mại điện tử hoặc mạng xã hội. Vài trường hợp phải thất vọng khi hàng hóa về tay không hề đẹp và tốt như lời quảng cáo.

Dưới đây, Washington Post tổng hợp những điều bạn cần lưu ý khi mua đồ vintage ở các cửa hàng trực tuyến.

do co anh 1do co anh 2
do co anh 3

Bạn nên yêu cầu người bạn cung cấp hình ảnh, video chi tiết về món đồ. Ảnh minh họa: Andrea Garibay/ Pexels.

Xem ảnh và video

Khi mua hàng online, bạn chỉ có thể xem hình ảnh để kiểm tra và đánh giá hàng hóa.

Người bán thường sẽ đăng công khai một vài bức ảnh về sản phẩm mà bạn đang để mắt. Nhưng để kỹ lưỡng, bạn hãy yêu cầu thêm hình ảnh về phần bên trong và cả mặt dưới của món đồ.

Devin Kirk, Giám đốc sáng tạo của Hãng nội thất Jayson Home (Mỹ), khuyên bạn nên yêu cầu những bức ảnh cận cảnh về các chi tiết, chỗ hư hỏng hoặc bất cứ điểm nào bạn không thể nhìn rõ trong ảnh gốc.

Ví dụ, nếu chiếc bàn kiểu Scandinavia (Bắc Âu) mà bạn xem có vết xước trên bề mặt, hãy yêu cầu người bán chụp rõ hơn.

Còn Zack Herrera, chủ sở hữu cửa hàng đồ cổ Pickin' Through Time, lại đặc biệt chú ý đến video. Người bán có thể cải thiện hình ảnh bằng các bộ lọc và hiệu ứng khác, nhưng làm điều tương tự với video sẽ khó khăn hơn.

do co anh 4do co anh 5
do co anh 6

Hãy chú ý đến các mối nối và bên trong ngăn kéo của đồ nội thất gỗ. Ảnh minh họa: Charlotte May/ Pexels.

Cẩn thận với đồ gỗ

Rita Nehme và Lizzie Trinder, đồng sở hữu cửa hàng đồ cổ Salt Lizard (Brooklyn, Mỹ), đánh giá cao những món đồ được chạm khắc tinh tế, có các chi tiết được làm từ đồng thau hoặc đồng đỏ.

Cả hai lưu ý khi mua lại một món đồ gỗ, bạn cần kiểm tra kỹ loại gỗ và độ dày của gỗ veneer (ván gỗ dán). Gỗ veneer vẫn sẽ bền đẹp nếu được bảo quản tốt.

Ngoài ra, bạn hãy chú ý cả mặt bên trong của các ngăn kéo. Mối ghép dovetail (khớp nối đuôi én - nối 2 đầu thanh gỗ lại với nhau) cũng là một dấu hiệu cho thấy món đồ được chế tác khéo léo.

do co anh 7do co anh 8
do co anh 9

Tem nhãn của món đồ giúp bạn xác định đó có phải đồ cổ thật hay không. Ảnh minh họa: Knoll.

Kiểm tra tem nhãn

Nếu bạn đang săn lùng những món đồ quý hiếm hoặc có giá trị cao, Nicole Carter, chủ sở hữu cửa hàng nội thất cổ điển Millie Village (Mỹ), khuyên rằng nên kiểm tra các thông tin về nhà thiết kế, nhà sản xuất hoặc ngày sản xuất của món đồ.

Một số đồ nội thất được nhiều người săn đón như chiếc ghế Barcelona luôn có nhãn mác bằng giấy đi kèm.

do co anh 10do co anh 11
do co anh 12

Bạn có thể dựa vào thời điểm sản xuất để tìm được những món đồ chất lượng. Ảnh minh họa: Ksenia Chernaya/ Pexels.

Chú ý thời gian sản xuất

Ở một số giai đoạn, đồ nội thất có chất lượng cao hơn những thời kỳ khác. Chẳng hạn, đồ nội thất thuộc phong cách hiện đại giữa thế kỷ được sản xuất vào thập niên 70 không chỉ thời thượng mà còn rất bền.

Thêm đó, Nehme và Trinder cho rằng những món đồ cổ đã tồn tại khoảng một thế kỷ hoặc lâu hơn có thể tồn tại thêm 100 năm nữa.

Với đồ cổ châu Âu, bạn nên tìm những món được sản xuất vào cuối những năm 1800 và đầu 1900 bởi chúng có chất lượng tốt và vẻ ngoài ấn tượng.

do co anh 13do co anh 14
do co anh 15

Đồ đã qua sữa chữa sẽ có giá rẻ hơn đồ gốc. Ảnh minh họa: Ekrulila/ Pexels.

Tìm những món đồ đã qua sửa chữa

Những món đồ cổ đã qua sửa chữa hoặc phục hồi thường sẽ có giá rẻ hơn. Vì vậy, nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể tìm những món như vậy, nhưng hãy đảm bảo chúng được sửa cẩn thận.

Ví dụ, một chiếc sofa đã được bọc lại sẽ bền hơn và có sức hấp dẫn với nhiều người.

do co anh 16do co anh 17
do co anh 18

Phần cứng của món đồ phải vững chắc. Ảnh minh họa: Muhammed Zahid Bulut/ Pexels.

Cấu trúc phải có chất lượng tốt

Bạn không nên chọn một khung giường cũ có vết nứt lớn dù yêu thích đến đâu.

Về cấu trúc của món đồ, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên kiểm tra 2-3 lần. Ví dụ, các ngăn kéo của tủ phải đóng, mở trơn tru và chân đồ nội thất không được cập kênh.

do co anh 19do co anh 20
do co anh 21

Bạn sẽ rất tiếc nuối nếu do dự và để lỡ món đồ yêu thích. Ảnh minh họa: Maria Orlova/ Pexels.

Không chậm trễ

Những món đồ cổ cổ với vẻ đẹp không hoàn hảo sẽ tạo thêm sự ấn tượng cho căn phòng. Vì vậy, bạn nên tin tưởng vào trực giác của bản thân để đạt được những kết quả bất ngờ.

Một số món đồ quý hiếm có số lượng rất ít nên nếu do dự, bạn sẽ bỏ lỡ chúng.

8 ý tưởng giúp lột xác bức tường trong phòng ngủ

Ngoài việc treo tranh, ảnh, bạn có thể trưng bày đồ cổ, đồ lưu niệm trên tường phòng ngủ hoặc ốp các tấm panel có màu sắc nổi bật.

Tiệm cà phê mang sách tới để uống miễn phí ở TP.HCM. Quán cà phê “ Sài Gòn năm xưa” nằm trên đường Nguyễn Khắc Nhu, Quận 1, TPHCM được trang trí theo phong cách Sài Gòn xưa, tạo nên một không gian ấm cúng và lãng mạn. Điều khác biệt ở đây là chiếc kệ dùng để "sách đổi sách", tức là khách hàng tới uống cà phê mang đến cuốn sách của mình và được đổi cuốn sách khác của quán mang về đọc.

Hoc cam hoa kieu Ikebana hinh anh

Học cắm hoa kiểu Ikebana

0

Một bình hoa Ikebana giống như tác phẩm điêu khắc, trong đó bao gồm 3 yếu tố tượng trưng cho trời, đất và con người.

Co gai doc than mot nam mua 2 can ho hinh anh

Cô gái độc thân một năm mua 2 căn hộ

0

Sau một năm mua ngôi nhà đầu tiên, Nguyễn Hạnh tiếp tục mua căn hộ thứ hai làm nơi nghỉ dưỡng. Không gian được thiết kế với màu xanh dương làm chủ đạo tạo sự nhẹ nhàng, tươi mát.

Bích Ngọc

Bạn có thể quan tâm