Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 mẹo để đối phó với giá lạnh

Dưới đây 7 điều bạn cần lưu ý để giữ ấm cơ thể vào mùa đông.

Ông Loren Greenway, Tổng giám đốc Trung tâm y tế Wilderness ở thành phố Salt Lake, bang Utah (Mỹ) chia sẻ, muốn giữ ấm phải nắm được hai nguyên tắc quan trọng: Tính dẫn nhiệt và sự đối lưu nhiệt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Hiểu về cơ chế dẫn nhiệt và truyền nhiệt

Tính dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt giữa hai bề mặt cứng tiếp xúc trực tiếp với nhau, ví dụ như khi đứng trên đường đóng băng. 

Sự đối lưu nhiệt là sự truyền nhiệt giữa một khối (chẳng hạn như cơ thể bạn) và một dung dịch hay khí di chuyển (ví dụ như một luồng gió lạnh thấu vào cơ thể bạn). 

Hiểu được hai cơ chế trên, bạn sẽ biết cách hiệu quả trong việc điều hòa thân nhiệt, giữ ấm và an toàn trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông.

Bạn mất nhiệt bất cứ khi nào cơ thể tiếp xúc trực tiếp với cái lạnh, như khi ngồi trên sàn nhà lạnh buốt. Gió cũng làm bạn mất nhiệt. Nhưng có thể giữ cho cơ thể khỏi sự mất nhiệt bằng cách mặc nhiều lớp quần áo.

Lớp trong bao gồm đồ lót dài và dày, tất len giúp bạn đỡ bị mất nhiệt từ sự dẫn nhiệt. Lớp ngoài cùng nên mặc đồ chống gió và chống nước nhưng vẫn thoáng, để bảo vệ bạn khỏi sự mất nhiệt qua không khí, nước. Ông Greenway nói: “Mọi thứ có thể đắp lên người để bao phủ cơ thể sẽ giúp bạn không bị tác động bởi cái lạnh”.

2. Hạn chế run rẩy

Khi bạn run rấy, co ro chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị lạnh và cần một nơi nào đó ấm áp hơn. Khi nhiệt độ trên da giảm, sự co ro giúp giữ cho thân nhiệt khỏi bị hạ thấp. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Song run rẩy lại khiến bạn lạnh hơn. Đó là khi sự co thắt và nới lỏng cơ sẽ làm tiêu hao năng lượng và sinh ra nhiệt bù vào khoản nhiệt độ mà cơ thể mất đi qua sự dẫn nhiệt hay đối lưu. Điều này cũng có nghĩa khi bạn bắt đầu run rẩy thì não bộ sẽ thông báo với cơ thể rằng đã đến lúc cần tới nơi khác giúp bạn ấm hơn.

Cơ thể sẽ tự ngừng run rẩy khi sự co thắt cơ không còn tác dụng nhiều trong việc sinh ra nhiệt. Điều đó có nghĩa là khi bạn lạnh hơn.

3. Ăn uống đầy đủ

Hãy ăn uống đầy đủ, nghĩa là tiêu thụ nhiều năng lượng hơn mức cần đốt cháy. Điều này sẽ giúp cơ thể đối phó với cái lạnh tốt hơn. Ăn nhiều để giúp thu nạp đủ lượng đường huyết cung cấp năng lượng cần thiết cho việc giữ ấm khi trời lạnh. 

Uống đủ nước cũng rất quan trọng. Cơ thể bạn sẽ chịu lạnh tốt hơn nếu nó được cung cấp thức ăn và nước uống cân bằng.

4. Chủ động làm quen với cái lạnh

Bạn nên học cách thích nghi với thời tiết lạnh. Những người làm việc ngoài trời hay thời gian tiếp xúc với cái lạnh lớn, thì khả năng chịu đựng, phản ứng chủ động với thời tiết buốt giá tăng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo các nhà nghiên cứu, cơ chế của việc này đến nay còn chưa được giải thích thấu đáo nhưng một loại chất béo của cơ thể gọi là mỡ nâu có thể đóng vai trò quyết định. Không như loại mỡ trắng thông thường trong cơ thể (nơi tích trữ calo bổ sung), mỡ nâu tiêu hao calo và giải phóng năng lượng như nhiệt.

Trẻ sơ sinh và các động có vú ngủ đông có nhiều mỡ nâu. Các nghiên cứu ở động vật và người cho thấy khả năng thích nghi thời tiết lạnh tăng công suất sản sinh nhiệt của mỡ nâu. Một số nghiên cứu cũng cho thấy tiếp xúc với cái lạnh thực sự tăng lượng mỡ nâu trong cơ thể. Giữ trọng lượng cơ thể cân đối cũng giúp con người dễ chống đỡ với cái lạnh. Quá gầy là một bất lợi trong mùa đông vì cơ thể ít chất béo, giảm khả năng giữ ấm.

5. Chủ động chuẩn bị thật kỹ

Hãy chủ động, và luôn trong trạng thái sẵn sàng đối phó với cái lạnh. Nên chú ý hơn tới dự báo thời tiết và luôn dự trữ đủ thực phẩm, tư trang ứng phó kịp thời như chăn ấm, quần áo khô, giày, tất, khăn.... 

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Mỹ, 25% các tai ương liên quan tới thời tiết xảy ra khi con người không chuẩn bị trước cho các vấn đề thời tiết khắc nghiệt.

6. Biết được các nguy cơ của chính mình

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp, viêm tiền liệt tuyến, tim mạch có thể khiến cơ thể nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh. Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến cơ chế chịu đựng cái lạnh của cơ thể. Trẻ dưới 2 tuổi chưa phát triển khả năng điều chỉnh để tăng nhiệt độ cơ thể và người trên 60 tuổi cũng giảm khả năng sinh nhiệt. Hãy biết các trường hợp này để có sự chuẩn bị kỹ càng hơn.

7. Hạn chế uống bia rượu

Đúng là các thức uống ấm thực sự làm tăng thân nhiệt và giúp bạn chống đỡ cái lạnh, song rượu không nằm trong số này. Rượu hoàn toàn không có tác dụng gì tốt nếu bạn uống lúc lạnh. Nó sẽ làm giảm thân nhiệt.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự...

http://infonet.vn/7-meo-de-doi-pho-voi-gia-lanh-post153731.info

Theo Thanh Nga/ Infonet

Bạn có thể quan tâm