Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

7 nguyên nhân phổ biến khiến cây nội thất chết yểu

Tưới quá nhiều hoặc ít nước đều khiến cây sớm héo tàn. Thêm đó, việc chọn sai chậu và loại đất cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của cây.

Cây trồng trong nhà cần được cung cấp đầy đủ những điều kiện như ở ngoài tự nhiên. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Trồng cây trong nhà cũng là một xu hướng nội thất. Cây xanh giúp chúng ta kết nối với thiên nhiên, làm đẹp không gian sống và thậm chí còn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần.

Tuy nhiên, việc duy trì các điều kiện lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển tốt trong nhà không phải điều dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, cây xanh có thể bị thối rữa và chết do không được chăm sóc đúng cách.

Dưới đây, The Washington Post tổng hợp những lý do phổ biến nhất khiến cây trồng của bạn mất dần sức sống.

cay trong anh 1cay trong anh 2
cay trong anh 3

Tưới quá nhiều nước là nguyên nhân gây bệnh thối rễ. Ảnh minh họa: Elle Hughes/Pexels.

Tưới quá nhiều nước

Việc tưới quá nhiều nước có thể gây thối rễ và dễ chết.

Khi tưới nước quá độ, bạn sẽ thấy cây có lá vàng hoặc rủ xuống khỏi thân, chậu có cảm giác rất nặng (giống như bị úng nước) và đất bắt đầu có mùi.

Nếu phát hiện sớm, bạn có thể khắc phục bằng cách giảm tần suất tưới nước và di chuyển cây đến khu vực có nhiều ánh nắng trực tiếp hơn.

Nếu chậu trồng không có lỗ thoát nước ở phía dưới, hãy cân nhắc đến việc thay sang chậu khác và chờ đất khô hoàn toàn mới tưới lại.

Lily Cox, Giám đốc Công ty kinh doanh cây trồng Rewild (Washington, Mỹ), khuyên rằng bạn không nên chuẩn hóa lịch tưới nước cho tất cả các cây. Thay vào đó, hãy chú ý đến nhu cầu hấp thụ nước của từng loại.

Chẳng hạn, cây lưỡi hổ và kim tiền chịu hạn tốt, do đó không nên tưới nếu đất chưa khô hẳn. Trong khi đó, dương xỉ và cây đuôi công lại thích đất ẩm.

cay trong anh 4cay trong anh 5
cay trong anh 6

Ngoài việc tưới nước đều đặn, bạn có thể phun sương cho cây khi thời tiết quá khô. Ảnh minh họa: Julia Kuzenkov/Pexels.

Tưới ít nước

Dấu hiệu của cây đang khát nước bao gồm lá rũ xuống, quăn lại hoặc chuyển sang màu nâu.

Thông thường, cây sẽ cần nhiều nước hơn vào mùa xuân và mùa hè. Tuy nhiên, thời tiết mùa đông cũng khiến đất dễ bị khô, vì vậy bạn hãy cân nhắc việc phun sương cho cây hoặc bật máy tạo độ ẩm cho chúng.

Nếu bạn đã tưới nước liên tục nhưng đất lại khô đi như cũ, có thể lượng than bùn trong đất đã cạn kiệt. Điều này làm cho nước chảy qua chậu và thoát ra ngoài trước khi đất có cơ hội hấp thụ.

Trước khi bù nước cho cây, bạn hãy bóp các cạnh của chậu nhựa để làm mềm đất hoặc sử dụng một que nhọn để chọc lỗ trên đất và di chuyển xung quanh.

cay trong anh 7cay trong anh 8
cay trong anh 9

Bạn cần chọn chậu dựa vào đặc tính của cây trồng. Ảnh minh họa: Ksenia Chernaya/Pexels.

Chọn sai chậu

Với dương xỉ và các loại cây ưa nước, bạn cần phải giữ đất luôn ẩm ướt. Vì vậy, bạn không nên chọn chậu làm bằng đất nung, gốm và đất sét bởi sẽ làm đất khô nhanh hơn. Chậu kim loại và nhựa với khả năng giữ ẩm là lựa chọn tốt cho những loại cây này.

Trong khi đó, cây mọng nước và xương rồng nên được trồng trong những chậu trồng xốp.

cay trong anh 10cay trong anh 11
cay trong anh 12

Cây xương rồng không ưa đất hút ẩm như đất sét. Ảnh minh họa: Ksenia Chernaya/Pexels.

Sử dụng sai loại đất

Ngoài chậu, bạn cũng nên chú ý đến hỗn hợp đất mà bạn sử dụng.

Cây xương rồng và các giống chịu hạn khác thích điều kiện khô nóng giống như sa mạc. Bởi vậy, các loại đất giữ nước có thể khiến cây ngập úng.

Thay vào đó, bạn hãy thử hỗn hợp gồm phân hữu cơ, than bùn và đá.

cay trong anh 13cay trong anh 14
cay trong anh 15

Chậu quá nhỏ khiến rễ cây bị bó chặt, không thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa: Madison Inouye/Pexels.

Chậu quá nhỏ hoặc quá lớn

Nếu cây phát triển chậm, lá bị héo và bạn phải tưới nước thường xuyên hơn để giữ ẩm cho cây, có thể cây đã bị bó rễ. Khi ấy, bạn phải chuyển cây sang một chậu khác lớn hơn.

Ngoài ra, nếu đất luôn ẩm ướt trong một thời gian dài, đó là dấu hiệu cho thấy chậu bạn đang sử dụng quá lớn. Điều này khiến đất không khô hoàn toàn giữa các lần tưới và sẽ dẫn đến thối rễ.

cay trong anh 16cay trong anh 17
cay trong anh 18

Vị trí đặt cây phù hợp sẽ giúp cây nhận đủ lượng ánh sáng. Ảnh minh họa: Timi Keszthelyi/Pexels.

Quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng

Khi ánh mặt trời quá gay gắt, bạn sẽ thấy cây có những tán lá bị bạc màu và những lỗ tròn do bị đốt cháy. Thậm chí, cây có thể nghiêng ra khỏi cửa sổ để tìm bóng râm.

Trước khi đặt cây trên bậu cửa sổ sáng sủa, bạn cần đánh giá lượng và cường độ ánh sáng mà cây ưa thích. Cửa sổ hướng Nam và hướng Tây cung cấp nhiều ánh sáng trực tiếp hơn so với cửa sổ hướng Đông và hướng Bắc.

Trong khi đó, cây thiếu sáng sẽ có lá nhợt nhạt và thân cao, gầy. Nếu nhà bạn không có góc đủ nắng, hãy thử đầu tư thêm đèn trồng cây.

cay trong anh 19cay trong anh 20
cay trong anh 21

Các loại côn trùng gây bệnh cho cây có thể phòng ngừa bằng các chế phẩm sinh học. Ảnh minh họa: Tom Swinnen/Pexels.

Cây có sâu bệnh

Những thủ phạm khiến cây bị sâu bệnh gồm có ruồi ăn nấm, ve nhện và rệp sáp.

Ve nhện rất nhỏ và ẩn dưới tán lá nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra chúng nhờ lớp mạng nhện trắng.

Còn rệp sáp trông giống như một khối bông hoặc nấm mốc mờ xuất hiện nơi lá tiếp giáp với thân cây.

Bỏ 130 triệu đồng để cải tạo căn nhà thuê

Căn nhà được làm mới giúp Thao Lê có thêm niềm vui trong công việc và cuộc sống. Cô đầu tư 130 triệu đồng để cải tạo, mua sắm nội thất cho không gian rộng 60 m2 của mình.

Nhân sự thời Gen Z

Theo tác giả, TS Hồng Duyên trong cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z - câu chuyện cũ kể theo cách mới", Gen Z quan tâm nhất đến sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Họ cũng muốn biết những gì được mong đợi trong công việc; muốn được đầu tư sâu vào công việc, biết được thời gian và nỗ lực của họ có ý nghĩa. Thế hệ này cũng quan tâm đến sự nghiệp trong kinh doanh, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Những thay đổi này sẽ tạo ra thách thức mới trong bài toán quản trị của các doanh nghiệp.

Tay rua noi that bang thuc an hinh anh

Tẩy rửa nội thất bằng thức ăn

0

Nhiều nguyên liệu tự nhiên như bánh mì, gạo và trà có khả năng đánh bay vết bẩn không thua kém các chất tẩy rửa. Hơn nữa, chúng đều dễ kiếm và có sẵn trong căn bếp của gia đình.

Bích Ngọc

Bạn có thể quan tâm