Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm, có thể gây biến chứng nặng đến nguy hiểm tính mạng trong vòng 6-10 ngày.

Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu. Ảnh: HCDC.

Theo ĐD. Hà Thị Thanh Hoa, khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh cũng có thể xuất hiện trên da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu. Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae có 3 type là Gravis, Mitis và Intermedius.

Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần.

Người bệnh có thể đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát hoặc từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3-4 tuần, hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mạn tính kéo dài trên 6 tháng.

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:

  • Trẻ và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc/nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao.
  • Trẻ em và người lớn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo lịch hoặc tiêm phòng bạch hầu chưa đầy đủ.
  • Người đi du lịch đến vùng dịch tễ.
  • Những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi chưa có miễn dịch.
  • Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang con nên không dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động sẽ mất đi khi trẻ 6 tháng - 1 tuổi. Nếu không được tiêm vaccine, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Những người suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tái nhiễm bệnh.

Bạch hầu có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỷ lệ gây bệnh nặng cao. Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm chủng vaccine đầy đủ. Bên cạnh đó, người dân nên đến bệnh viện điều trị ngay khi có những triệu chứng bệnh để tránh những hệ lụy đáng tiếc về sau.

Cuốn sách Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc mang tới cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của việc giáo dục trong quá trình định hình tính cách của con trẻ. Trong hành trình nuôi dưỡng một đứa trẻ việc xây dựng một thế giới tinh thần phong phú, quan trọng không kém gì quá trình phát triển về thể chất.

Phụ huynh TP.HCM bị gọi lừa 'con đang cấp cứu tại Chợ Rẫy'

Chiều 18/11, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết có khoảng 5 phụ huynh đến khoa Cấp cứu trong tình trạng hốt hoảng, lo lắng khi nhận được cuộc điện thoại con đang cấp cứu ở đây.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm