1. Không có kế hoạch ôn thi: Sai lầm lớn nhất mà học sinh dễ mắc phải là ôn thi nhưng không có kế hoạch. Việc lập kế hoạch khi ôn tập rất quan trọng vì nó có thể giúp bạn tập trung và tránh lãng phí thời gian. Vì thế, trước tiên bạn cần tạo kế hoạch học tập, liệt kê những hoạt động cụ thể bạn định thực hiện. Điều lưu ý là bạn cần phân bổ thời gian hợp lý, ví dụ học 10-12 giờ mỗi tuần vào 2-3 tuần trước khi thi, để tránh bị quá tải, kiệt sức trong thời điểm quan trọng. |
2. Viết kiến thức ra giấy rồi đọc thuộc: Nhà tâm lý học Henry Roediger và Mark McDaniel của Đại học Washington (Mỹ) đã dành nhiều năm thực hiện một nghiên cứu và chỉ ra rằng việc viết kiến thức ra giấy rồi đọc lại sẽ không mang lại hiệu quả cao khi ôn tập. Việc sử dụng các chiến lược học tập tích cực như lập sơ đồ tư duy, tự đặt câu hỏi... sẽ hiệu quả hơn nhiều. Các chuyên gia của First Intuition khuyên rằng khi ôn bài, học sinh nên tự đóng vai giáo viên để giảng lại các kiến thức đã học. Nếu bạn không muốn nghe giọng của mình, bạn có thể viết ra những điều bạn biết về một chủ đề nhất định và sử dụng các cách mở đầu cơ bản như "tại sao", "ai", "cái gì". |
3. Ghi chép nhiều nhưng không hiểu nội dung: Một số học sinh cho rằng ghi chép cũng là cách để học và ghi nhớ kiến thức. Thực tế, nếu chỉ ghi chép mà không hiểu những điều đang ghi, bạn sẽ không thể nhớ được những nội dung đó, thậm chí quên ngay lập tức. Vì thế, khi học bài và ôn tập, bạn chỉ nên ghi lại các nội dung bằng ngôn ngữ và cách hiểu của riêng mình. Phương pháp này giúp bạn hiểu nhanh hơn và nhớ lâu hơn. |
4. Thức khuya học bài: Nhiều học sinh nghĩ rằng buổi đêm là khoảng thời gian phù hợp và yên tĩnh để học bài, thực tế ngược lại. Các nghiên cứu chỉ ra rằng não của chúng ta rất khó tập trung vào lúc nửa đêm. Hơn nữa, việc thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn vào ngày hôm sau, đồng thời khiến bạn dễ bị ốm. Do đó, bạn không nên thức khuya học bài mà nên ngủ sớm, dậy sớm và chia việc học thành từng phần nhỏ thay vì học dồn một lúc. |
5. Học liên tục không nghỉ: Thời lượng bạn bỏ ra để ôn tập không phải yếu tố quyết định kết quả bài thi của bạn, chất lượng ôn tập mới là yếu tố quan trọng nhất. Ngoại trừ việc luyện các bộ đề yêu cầu thời gian, mỗi khi ôn thi, bạn nên nghỉ 10-15 phút sau mỗi 45 phút học bài. Sau khi nghỉ, điều đầu tiên bạn cần làm khi chuẩn bị học tiếp là kiểm tra nhanh để xem thử những điều mình vừa học có còn "đọng lại" trong đầu hay không. |
6. Chỉ học mà không thực hành: Học kiến thức trên lớp cũng giống như học lái xe, nếu bạn chỉ đọc lý thuyết mà không tập lái, bạn sẽ không bao giờ lái xe được. Do đó, khi ôn tập, thay vì chỉ học lý thuyết, bạn cần kết hợp với việc thực hành để hệ thống lại kiến thức đã học và tự đánh giá năng lực của bản thân. Vào khoảng một tuần trước kỳ thi, bạn không nên học kiến thức mới mà nên dành thời gian để luyện đề và tự chấm điểm, đồng thời ghi lại những phần chưa nắm rõ. |
7. Không chú ý các thông tin quan trọng về kỳ thi: Nhiều thí sinh chủ quan, không để ý đến các thông tin liên quan kỳ thi như lịch thi, địa điểm thi, số báo danh, các giấy tờ cần thiết cần mang theo... Bỏ lỡ những thông tin quan trọng liên quan kỳ thi có thể khiến bạn đi thi muộn, đi nhầm địa điểm thi. Như vậy, công sức ôn thi của bạn trong thời gian qua sẽ đổ sông đổ biển. Vì thế, trước kỳ thi, bạn cần đảm bảo bạn đã nắm rõ tất cả thông tin về kỳ thi và chủ động đi thi từ sớm để tránh kẹt xe, đi muộn. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.