Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sự bành trướng và phát triển của họ không chỉ thể hiện qua các ngành kinh tế chính mà còn ở một ngành công nghiệp khác gắn chặt với văn hóa: điện ảnh.
Lẽ dĩ nhiên, ngành công nghiệp điện ảnh sẽ được chính phủ Trung Quốc đặt ra những quy chế và điều luật hết sức chặt chẽ. Đã xuất hiện rất nhiều thông tin “oái oăm” về những chính sách xoay quanh việc phát hành phim tại quốc gia này. Cùng tìm hiểu xem liệu những thông tin ấy chính xác đến đâu.
1. Mỗi năm chỉ có 34 bộ phim nước ngoài được phát hành tại Trung Quốc?
Điều này là không chính xác. Trong năm 2013, đã có 60 bộ phim nước ngoài được công chiếu tại Trung Quốc, tương đương với ¼ tổng số phim được công chiếu trong năm tại đây. Riêng trong ba tháng đầu năm 2014, đã có 20 phim nước ngoài được phát hành.
Iron Man 3 là bộ phim nước ngoài ăn khách nhất tại Trung Quốc trong năm 2013 với doanh thu 768 triệu Nhân dân tệ, tương đương gần 124 triệu USD. |
Quy định này sử dụng một định nghĩa hẹp về “phim nước ngoài”: bao gồm cả các phim hợp tác sản xuất và các tựa phim đến từ Hong Kong và Đài Loan. Con số 34 là một hạn ngạch được phép linh động dựa trên cơ sở phân chia lợi nhuận. Không có giới hạn cho các giao dịch phim không tăng phí (flat fee deal films).
2. Trung Quốc sẽ trở thành thị trường phim lớn nhất thế giới vào năm 2018?
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Trung Quốc đã trở thành thị trường phim lớn thứ hai thế giới với tổng doanh thu tiền vé là 3,57 tỷ USD trong năm 2013. Chỉ trong ba năm vừa qua, doanh thu phòng vé tại quốc gia này tăng trưởng với tỷ lệ trung bình là 28%.
Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện là bộ phim ăn khách nhất tại Trung Quốc trong năm 2013 với doanh thu 1,25 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 201 triệu USD. |
Nếu tiếp tục giữ vững nhịp độ này, doanh thu phòng vé tại Trung Quốc sẽ đạt mức 12 tỷ USD trong năm năm 2018. Trong khi đó, doanh thu bán vé tại Mỹ vẫn giữ nguyên ở mức dưới 11 tỷ USD trong hai năm liên tiếp. Các rạp chiếu phim ở Trung Quốc hiện vẫn đang mọc lên như nấm. Tính tới đầu năm 2014, đã có 18.195 rạp chiếu phim trên toàn lãnh thổ và 27,9% số rạp này vừa mới được xây dựng trong năm 2013.
3. Có phải khán giả Trung Quốc không thích xem phim Hollywood?
Thi thoảng. Cũng giống như Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, phim nội địa chiếm đa số thị phần tại Trung Quốc. Trong năm 2013, con số này là 71%, tăng từ 48% của năm 2012 và 54% của năm 2011.
Avatar hiện vẫn là bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Trung Quốc: 1.391 tỷ Nhân Dân Tệ, tương đương gần 224 triệu USD. |
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một con số to tát nếu so với Ấn Độ, khi con số đó lên tới 90% tại đất nước khu vực Nam Á. Có một giả định khá nguy hiểm rằng khán giả khắp nơi trên thế giới đều thích phim Hollywood và tất nhiên, rất nhiều rào cản thương mại đã được đặt ra để ngăn chặn điều này.
4. Người dân Trung Quốc rất đam mê phim 3D?
Tại Trung Quốc, nhiều bộ phim chỉ được phát hành dưới định dạng 3D mà không hề có lựa chọn 2D cho khán giả. Hay như bộ phim Robocop được chuyển đổi sang định dạng 3D dành riêng cho thị trường Trung Quốc.
Robocop là một trong những bộ phim chỉ có phiên bản 3D tại thị trường Trung Quốc. |
Cũng từ việc hạn chế lựa chọn mà các rạp chiếu phim đã đặt giá vé phim 3D cao hơn tới 50% so với giá vé thường. Cũng cần phải lưu ý rằng, giá vé xem phim ở Trung Quốc hiện tại là cao nhất trên thế giới. Còn khán giả Trung Quốc cũng không hề chi ly, thậm chí còn rất mạnh tay mỗi khi ra rạp, bởi việc đi xem phim được coi là một thú vui xa xỉ và đẳng cấp tại đất nước này. 8 trong số 10 bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Trung Quốc là phim 3D và một nửa trong số đó là phim nói tiếng Hoa.
5. Phim kinh dị bị cấm chiếu ở Trung Quốc?
Các yếu tố mê tín dị đoan và siêu nhiên như ma quỷ bị cấm xuất hiện trong các bộ phim nội địa (nhưng chuyện ma quỷ chuyển đổi từ linh hồn thú vật thì được cho phép). Tuy nhiên, phim kinh dị không hề bị cấm tiệt hoàn toàn.
Bloody Doll, một bộ phim kinh dị do chính Trung Quốc sản xuất trong mùa hè năm ngoái. |
Trên thực tế, đã có một sự bùng nổ về dòng phim kinh dị tại Trung Quốc trong những năm gần đây, bao gồm một số lượng lớn các phim chặt chém bạo lực. Hiện vẫn chưa có một hệ thống phân loại độ tuổi khán giả rõ ràng đối với phim được phát hành tại Trung Quốc.
6. Vậy những điều gì đang bị kiểm duyệt?
Kiểm duyệt là điều khiến các nhà phát hành phim khá đau đầu tại Trung Quốc. Các cảnh bạo lực (như trong Pacific Rim) hay khỏa thân (như trong Titanic) đều bị cắt không thương tiếc. Các yếu tố liên quan đến chính trị, các chủ đề nhạy cảm đều bị kiểm duyệt gắt gao.
Bộ phim Vegetate hồi 2010 từng phanh phui những khuất tất của ngành dược phẩm Trung Quốc. |
Tuy nhiên các nhà làm phim nội địa đang được phép khai thác một vài chủ đề gây tranh cãi như dân nhập cư, tham nhũng, và hối lộ một cách thoải mái hơn trong thời gian gần đây.
7. Phim hoạt hình bị đối xử không công bằng tại Trung Quốc?
Đã có những tin tức liên quan tới The Croods và Despicable Me 2 liên quan tới vấn đề này tại Trung Quốc. Hai bộ phim này không hề bị cấm chiếu như nhiều lời đồn đại và còn thu về 117 triệu USD. The Croods thậm chí còn có thời gian công chiếu được kéo dài thêm và trở thành quốc gia đem về doanh thu nhiều nhất chỉ sau Mỹ.
Despicable Me 2 không hề bị cấm chiếu như tin tức ban đầu. |
Despicable Me 2 cũng không hề bị cấm như nhiều tin tức trước đó. Thực tế, hãng Universal đã có bất đồng với nhà phát hành nội địa, nên quyết định thành lập chi nhánh riêng và phát hành bộ phim trong năm nay. Bộ phim thu về 52,7 triệu USD tại Trung Quốc, doanh thu cao thứ ba chỉ sau Mỹ và Anh.