Koh-i-Noor có nghĩa là “Ngọn núi ánh sáng”, được coi là viên kim cương vô giá nổi tiếng nhất thế giới. Ban đầu, viên kim cương này nặng 793 carat. Sau khi được cắt và đánh bóng, nó trở thành viên đá quý 105,6 carat sau nhiều thế kỷ. Một số thông tin cho biết viên kim cương này được khai thác dưới triều đại Kakatiya (thế kỷ XI-XII) ở Ấn Độ. Sau nhiều thế kỷ qua tay các chủ sở hữu khác nhau, Koh-i-Noor thuộc về hoàng gia Anh từ thế kỷ XIX. Viên đá quý tô điểm cho vương miện của cố Nữ hoàng Elizabeth, xuất hiện lần cuối trước công chúng năm 2002. Ảnh: World History Encyclopedia. |
Được khai thác ở Nam Phi vào năm 1905, The Cullinan ban đầu nặng 3.106 carat, được xem là viên kim cương thô lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, The Cullinan đã được chia tách thành 105 viên đá quý với đường cắt và trọng lượng khác nhau. Giá trị của viên kim cương này là khoảng 400 triệu USD trên thị trường. Viên lớn nhất được gọi là Cullinan I, nặng 530,20 carat, là viên kim cương cắt trong suốt lớn nhất thế giới. Nó gắn liền với Vua Charles III. Cullinan II nặng 317,40 carat, là một phần của Vương miện Hoàng gia, được gọi là “Ngôi sao châu Phi”. Ảnh: Wikimedia Commons. |
Jean Baptiste Tavernier, một du khách người Pháp, đã mua một viên kim cương 112 carat với cái tên Hope. Nhiều người cho rằng viên đá quý này cũng được khai thác ở mỏ Golconda - nơi Koh-i-Noor xuất hiện. Jean Baptiste Tavernier bán Hope cho Vua Louis XIV. Nó được mệnh danh là “Kim cương xanh của vương miện”, song đã bị đánh cắp vào năm 1792 và xuất hiện trở lại tại London (Anh) vào năm 1812. Sau khi qua tay nhiều chủ, viên kim cương nổi tiếng đã được chuyển đến Viện Smithsonian (Mỹ) vào năm 1958. Trọng lượng của viên Hope là 45 carat, có giá trị ước tính lên đến 350 triệu USD. Ảnh: Wikimedia Commons. |
Viên kim cương De Beers Centenary được phát hiện ở mỏ Premier (Nam Phi) vào năm 1986. Tuy nhiên 2 năm sau đó, vào lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập công ty khai thác kim cương De Beers, sự xuất hiện của viên đá quý này mới được công bố. Với khối lượng 599 carat, nó là viên kim cương có màu lớn nhất thế giới. De Beers Centenary sau đó được cắt thành một viên đá quý hình trái tim nặng 273,85 carat. Viên kim cương chưa từng được định giá, song được bảo hiểm với số tiền 100 triệu USD. Chủ sở hữu hiện tại của De Beers Centenary là một bí ẩn. Ảnh: De Beers. |
CTF Pink Star là viên kim cương màu hồng lớn nhất thế giới. Viên đá quý hình bầu dục được cho là được De Beers khai thác ở châu Phi vào năm 1999. Ban đầu, Pink Star nặng 132,5 carat, sau đó còn 59,60 carat khi đã được các chuyên gia của Tập đoàn Steinmetz cắt và đánh bóng trong suốt 2 năm. Nó được trưng bày lần đầu ở Monaco vào năm 2003, được gọi là viên kim cương hồng Steinmetz vào thời điểm đó. Năm 2017, Pink Star được bán với giá 71,2 triệu USD cho công ty trang sức Chow Tai Fook (Hong Kong) bởi đơn vị đấu giá danh tiếng Sotheby’s. Chủ nhân mới của nó, tỷ phú Hong Kong Henry Cheng, đổi tên viên đá quý thành CTF Pink Star để vinh danh cha mình. Ảnh: Sotheby’s. |
Tháng 10/2022, viên kim cương Williamson Pink Star được bán với giá 57,7 triệu USD tại một cuộc đấu giá của Sotheby’s ở Hong Kong. Williamson Pink Star có khối lượng 11,55 carat. Giá thành mỗi carat của viên đá quý này là 5 triệu USD, giúp nó trở thành viên kim cương có giá trị lớn nhất (tính theo mỗi carat). Viên đá quý được tìm thấy ở mỏ Williamson và đặt tên theo địa điểm khai thác. Mỏ Williamson cũng là nơi nhiều viên kim cương hồng có giá trị lớn xuất hiện. Ảnh: Sotheby’s. |
Năm 2016, viên kim cương Oppenheimer Blue được bán thành công với mức giá 57,5 triệu USD tại cuộc đấu giá Christie’s Geneva Magnificent Jewels, thu hút sự chú ý của công chúng. Viên đá quý có màu xanh lam sống động, lạ mắt, có trọng lượng 14,62 carat. Oppenheimer Blue được đặt tên theo chủ nhân Philip Oppenheimer - người từng kiểm soát công ty khai thác mỏ kim cương De Beers. Kim cương xanh lớn hơn 1 carat chỉ chiếm 10% tổng số đá quý trên thế giới. Vì vậy, Oppenheimer Blue được xếp vào loại hiếm. Ảnh: Christie’s. |
Mỗi bộ quần áo mang đến một thông điệp riêng
Cuốn sách Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy là sự chiêm nghiệm của tác giả David McRaney về thế giới quan của con người thông qua các câu chuyện tâm lý học hành vi rất gần gũi. Theo ông, cùng với các loại vũ khí và công cụ, quần áo đã được phát triển như một trong những loại hình nghệ thuật đầu tiên, và cũng là một trong những biểu hiện bằng vật chất đầu tiên từ thế thế giới nội tâm phong phú của con người.