1. Muốn tự khám phá mọi thứ: Thay vì đợi bố mẹ chỉ làm gì đó, trẻ mạnh mẽ muốn kiểm soát cuộc sống của mình, chúng muốn tự mình làm mọi thứ để khám phá và khẳng định bản thân. Trẻ sẽ luôn đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh và muốn tìm ra câu trả lời. Khi tìm thấy điều mình yêu thích, trẻ sẽ dành hết tâm huyết để khám phá và học hỏi. Ảnh: Freepik. |
2. Thường đưa ra ý kiến: Trẻ em mạnh mẽ thường thể hiện một đặc điểm rất rõ nét - luôn có ý kiến về mọi thứ. Từ những điều nhỏ nhặt như việc chọn quần áo đến những vấn đề lớn hơn như cách giải quyết một bài toán, chúng đều có quan điểm riêng. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy con bướng bỉnh nhưng đây là biểu hiện của một tư duy độc lập và khả năng tự tin bày tỏ bản thân. Ảnh: Freepik. |
3. Dám đi ngược với số đông: Trẻ mạnh mẽ biết mình muốn gì, khi nào muốn và muốn như thế nào. Chúng không dễ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người khác, luôn đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời cho riêng mình. Chúng không ngại thể hiện quan điểm riêng, dù có thể khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa. Đây không phải là sự nổi loạn vô cớ mà là biểu hiện của một cá tính độc lập và tư duy sáng tạo. Ảnh: Modern Parenting. |
4. Có ý thức mạnh mẽ về đúng - sai: Trẻ em mạnh mẽ thường có một ý thức rất rõ ràng về đúng và sai. Điều này có nghĩa là chúng có những nguyên tắc và giá trị sống riêng, và chúng sẽ luôn cố gắng sống đúng theo những nguyên tắc đó. Chúng hiểu rằng việc làm đúng là cách để tôn trọng bản thân và những người xung quanh. Ảnh: Pexels. |
5. Không dễ dàng bỏ cuộc: Khi đã đặt mục tiêu, trẻ mạnh mẽ sẽ kiên trì theo đuổi đến cùng, không dễ dàng bỏ cuộc. Trẻ tin vào bản thân và khả năng của mình. Chúng tin rằng mình có thể vượt qua mọi khó khăn. Bên cạnh đó, trẻ mạnh mẽ xem thất bại như một cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Chúng không tập trung quá nhiều vào lỗi sai mà đi vào tìm cách khắc phục. Ảnh: Pexels. |
6. Dám nhận lỗi: Trẻ em mạnh mẽ không chỉ thể hiện sự tự tin và độc lập, mà còn có khả năng đối mặt với sai lầm một cách dũng cảm. Chúng không ngại thừa nhận khi mình sai và sẵn sàng tìm cách sửa chữa. Trẻ hiểu rằng việc nhận lỗi không làm giảm giá trị bản thân mà ngược lại, nó thể hiện sự trưởng thành và trung thực. Chúng cũng hiểu rằng mỗi hành động của mình đều có hậu quả và chúng sẵn sàng chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Ảnh: Pexels. |
7. Biết nói "không" khi cần: Trẻ mạnh mẽ không dễ dàng bị tác động bởi những áp lực từ bên ngoài, cũng không ngại bày tỏ ý kiến trái ngược với người khác. Chúng tin vào bản thân và những quyết định của mình, không sợ bị đánh giá hay chế giễu. Do vậy, chúng biết nói "không" khi cần. Trong nhiều trường hợp, từ chối là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy hiểm hoặc những tình huống bất ngờ. Ảnh: Freepik. |
8. Luôn tự động viên bản thân: Khi gặp khó khăn hoặc thất bại, thay vì chán nản, trẻ mạnh mẽ có xu hướng tìm kiếm động lực từ bên trong để tiếp tục cố gắng. Chúng thường có cái nhìn lạc quan về cuộc sống và tin vào khả năng của bản thân. Điều này giúp chúng tìm cách vượt qua những thử thách và đạt được những mục tiêu mà mình đặt ra. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.