Nạn nhân của trò chơi "Cá voi xanh" thường bắt đầu tham gia khi nhận được một đường link lạ trên mạng xã hội, do quản trị viên lập ra hướng tới người chơi. Sau khi đồng ý tham gia, người chơi sẽ bị ràng buộc và phải thực hiện các nhiệm vụ được giao. |
Khi đồng ý tham gia "thử thách Cá voi xanh", người chơi phải khai đầy đủ thông tin cá nhân của mình cho các quản trị viên. Chính những thông tin này sẽ là thứ chúng dùng để uy hiếp, khủng bố tinh thần khi nạn nhân muốn dừng chơi. |
"Cá voi xanh" là trò chơi truyền thông xã hội, bắt nguồn và lây lan chủ yếu qua các ứng dụng mạng. Bởi vậy, một trong những cách ngăn chặn hiểm họa này là sự tỉnh táo, cẩn thận khi sử dụng mạng xã hội của người trẻ. |
Cha mẹ, người thân là những người gần gũi nhất với thanh thiếu niên, có thể can thiệp sớm nếu thấy con mình có biểu hiện tham gia trào lưu nguy hiểm. |
Hầu hết nạn nhân đều khó có thể tự thoát ra khỏi trò chơi nếu bị uy hiếp, đe dọa. Sự can thiệp của gia đình, chuyên gia sẽ giúp nạn nhân thoát ra khỏi vũng bùn mang tên "Cá voi xanh". |
Tự trang bị cho bản thân kiến thức để tránh bị lôi kéo tham gia các trò chơi, trào lưu nguy hiểm. Mạng xã hội là nơi lây lan nhưng cũng là nơi thanh thiếu niên được cảnh báo nhiều về “Cá voi xanh” . |
Bạn trẻ có biểu hiện trầm cảm hay gặp nhiều áp lực trong cuộc sống thường là mục tiêu của trò chơi "đoạt mạng" này. Theo đuổi lối sống tích cực, lành mạnh giúp người trẻ tránh xa các tệ nạn xã hội cũng như trào lưu nguy hiểm. |
Khi tham gia, người chơi thường được thêm vào một nhóm chat bao gồm người chủ trì và những người có đặc điểm tương đồng với mình. Từ đó, kẻ cầm đầu dễ dàng thao túng, xúi giục người chơi thực hiện nhiệm vụ mình đưa ra. |