Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

8 dấu hiệu của cha mẹ 'trực thăng'

Cha mẹ "trực thăng" là cách gọi những người chăm con quá kỹ, luôn ở bên cạnh, hướng con theo ý mình. Điều này khiến những đứa trẻ ngại chấp nhận rủi ro, luôn cần người giúp đỡ.

cha me truc thang anh 1

1. Không tin tưởng thế giới bên ngoài: Theo tạp chí Moms, phụ huynh "trực thăng" thường nhìn nhận thế giới bên ngoài như kẻ thù của con cái họ. Mọi thứ xung quanh đều tiềm ẩn những mối đe dọa, nguy hiểm và rắc rối. Do đó, họ cố gắng để ngăn cách con mình với thế giới bên ngoài. Nếu có thể, họ sẽ bọc con trong "màng bong bóng" và ở bên cạnh chúng mọi lúc mọi nơi. Ảnh: Pexels.

cha me truc thang anh 2

2. Thay con làm bài tập về nhà: Bố mẹ "trực thăng" coi việc thức đến nửa đêm để viết lại bài văn hoặc sửa bài tập toán cho con là trách nhiệm của mình. Họ có thể nghĩ sách giáo quá khó hiểu hoặc bài tập toán quá nâng cao so với trình độ của con. Họ muốn con giành được bảng điểm tuyệt đối và không có cách nào tốt hơn việc chính họ tự tay làm. Ảnh: Pexels.

cha me truc thang anh 3

3. Điều khiển người khác: Cha mẹ "trực thăng" thường phàn nàn, đấu tranh với người khác về những hành động họ cho là gây ảnh hưởng đến con. Ví dụ, khi con tham gia một trận bóng, họ sẽ ngồi ở hàng ghế đầu tiên và sẵn sàng "nổi đóa" với huấn luyện viên vì không cho con ra sân đủ nhiều, chỉ trích chiến thuật thi đấu, hay thậm chí buông lời xúc phạm trọng tài vì những quyết định không theo ý mình. Hành động này tưởng chừng vì lợi ích của con nhưng thực tế phụ huynh đang biến đam mê của trẻ hành gánh nặng và nỗi phiền toái cho những người xung quanh. Ảnh: Mindprintlearning.

cha me truc thang anh 4

4. Không để con làm việc nhà: Với cha mẹ "trực thăng", để con cái làm việc nhà là điều cấm kỵ. Họ nghĩ rằng con chưa đủ tuổi để làm việc nhà dù đã 15 tuổi hoặc trẻ đã quá mệt mỏi với một ngày học dài ở trường. Vì vậy, họ sẵn sàng làm mọi thứ cho con, từ nấu ăn đến dọn dẹp và giặt giũ. Hầu hết trẻ em sẽ vui vẻ khi không phải làm việc, nhưng có thể chúng sẽ gặp khó khăn khi trưởng thành, không biết tự chăm sóc bản thân và hoàn thành các công việc cơ bản. Ảnh: Pexels.

cha me truc thang anh 5

5. Đặt kỳ vọng quá cao: Phụ huynh "trực thăng" thường kỳ vọng con đạt được những điều họ mong mỏi như điểm số cao, giành giải thưởng, và coi việc đạt điểm thấp chẳng khác gì thất bại. Họ thường có những quy tắc cứng nhắc về cách mọi thứ phải diễn ra. Tuy nhiên, hành động này sẽ chỉ khiến cha mẹ mệt mỏi, con cái áp lực, mất đi khả năng tự học và vượt qua khó khăn. Ảnh: Mirror.

cha me truc thang anh 6

6. Bị ám ảnh về sự an toàn: Chấp nhận rủi ro và thất bại là điều cần có để trẻ rút kinh nghiệm và trưởng thành hơn. Nhưng nhiều cha mẹ "trực thăng" lại ám ảnh về sự an toàn, không muốn con mạo hiểm. Họ sẽ liên tục nói "Đừng leo lên đó!", "Cầm tay mẹ này", "Để mẹ đẩy bập bênh cho con". Tuy nhiên, khi quá chú trọng vào sự an toàn của trẻ, phụ huynh thường hạn chế những hoạt động của con với bạn bè xung quanh. Điều này khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi và cô lập. Ảnh: Pexels.

cha me truc thang anh 7

7. Coi con như đứa trẻ: Đối với cha mẹ, con cái dù trưởng thành vẫn luôn là những đứa trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ "trực thăng" không chỉ nhìn con như những đứa trẻ mà đối xử với chúng cũng như vậy. Dù con đã lớn, họ vẫn chăm chút con từng li từng tý như thể những đứa trẻ chưa tự làm được. Điều này khiến trẻ hình thành thói quen ỷ lại, kiêu ngạo, coi việc mình được phục vụ là đương nhiên, lười biếng và thụ động. Ảnh: Pexels.

cha me truc thang anh 8

8. Nói không với hoạt động ngoại khóa: Hoạt động ngoại khóa tại trường học là cơ hội bổ ích để trẻ học hỏi về thiên nhiên và bồi đắp tình cảm với bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, trong mắt phụ huynh "trực thăng", hoạt động ngoại khóa đồng nghĩa với khó khăn, hiểm nguy ngoài tầm kiểm soát của họ. Trẻ không được phép tham gia hoặc chỉ được tham gia với sự có mặt của cha mẹ. Ảnh: Adobe Stock.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

10 kiểu phụ huynh là ác mộng với giáo viên

Không phải tất cả phụ huynh đều hợp tác và thấu hiểu, có những kiểu cha mẹ có thể khiến công việc giảng dạy của giáo viên trở nên khó khăn, thậm chí là ác mộng, theo trang Parents.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm