Phản ứng theo cảm xúc: Theo Momjunction, trẻ nhạy cảm sẽ phản ứng theo cảm xúc với mọi thứ. Chuyến thăm đơn giản đến cửa hàng thú cưng có thể khiến trẻ cảm thấy buồn vì những con vật ở đó. Cái nhìn nghiêm khắc từ cha mẹ cũng có thể làm trẻ rơi nước mắt. Tính nhạy cảm cao khiến con đồng cảm, muốn giúp đỡ người khác. Ảnh: Firstcryparenting. |
Khó khăn trong việc lựa chọn: Một đặc điểm chung của những đứa trẻ rất nhạy cảm là khó đưa ra quyết định. Con sẽ xem xét các chi tiết, nghĩ đến nhiều khả năng, vì vậy, chúng khó đưa ra lựa chọn. Ví dụ, nếu được yêu cầu chọn hương vị của kem, con sẽ mất nhiều thời gian để quyết định. Ảnh: Scientia. |
Có trách nhiệm và cảm thấy tội lỗi: Nếu con bạn cảm thấy rằng mình đã quyết định sai lầm, chúng không ngần ngại thừa nhận điều đó và cảm thấy rất tội lỗi. Điều này cũng khiến trẻ suy ngẫm quá nhiều về lý do, bất kể người khác có nói không sao đi chăng nữa. Ảnh: Heraldtimes. |
Cư xử lịch sự: Những đứa trẻ nhạy cảm thường cư xử tốt. Do có tính đồng cảm, trẻ đối xử tốt, muốn mang lại điều phù hợp với mọi người. Ngược lại, trẻ cũng mong muốn được sống trong môi trường xung quanh tương tự. Ảnh: Allprodad. |
Quan sát nhạy bén: Những đứa trẻ nhạy cảm có óc quan sát nhạy bén, hiểu rõ về tính cách của cha mẹ, gia đình, bạn bè thân thiết. Họ thường quan sát các đặc điểm, tính cách và câu chuyện về mọi người. Ảnh: Kindercare. |
Yêu động vật: Những đứa trẻ nhạy cảm phát triển mối quan hệ đặc biệt với động vật mà ở đó, trẻ hoàn toàn tin tưởng chúng. Không chỉ tin tưởng, trẻ còn nhạy cảm với nhu cầu của động vật và chăm sóc chúng rất nhiều. Ảnh: Chconline. |
Đặt rất nhiều câu hỏi: Do khả năng quan sát nhạy bén, trẻ nhạy cảm thường hỏi rất nhiều câu hỏi. Đôi khi, các câu hỏi có thể gây khó chịu và mang tính cá nhân. Nhưng nhìn chung, các câu đó thường mở mang thêm kiến thức cho cha mẹ và cũng mang lại suy nghĩ tích cực. Ảnh: Momlovebest. |
Khó tiếp nhận sự thay đổi: Theo Today's Parent, trẻ nhạy cảm cao có thể do dự với những người hoặc trải nghiệm mới. Trẻ dễ bị căng thẳng, áp lực với sự thay đổi. Cách tốt nhất để trẻ tiếp nhận sự thay đổi là từ từ. Phụ huynh nên cho con đến thăm lớp học mới, giáo viên hoặc huấn luyện viên trước khi bắt đầu hoạt động mới, nếu có thể, hãy chuẩn bị cho trẻ bằng cách nói cho con nghe những điều sắp xảy ra. Ảnh: Flipboard. |