Cơ thể con người có đủ ADN để kéo dài 17 lần từ Mặt Trời đến sao Diêm vương và trở lại
Hệ gen con người, mã di truyền trong từng tế bào của cơ thể, bao gồm 23 phân tử DNA mỗi phân tử AND chứa 500.000-2,5 triệu cặp nucleotide. Phân tử ADN có kích thước dài 1,7-8,5cm khi tở ra, hoặc dài trung bình khoảng 5 cm. Có khoảng 37 nghìn tỷ tế bào trong cơ thể và nếu duỗi thẳng tất cả các ADN có trong mỗi tế bào và nối dài lại sẽ có tổng chiều dài của 2 × 1.014 mét hoặc đủ để kéo dài 17 lần từ Mặt Trời đến sao Diêm Vương và trở lại.
Không phải tất cả các DNA hữu ích trong nhiễm sắc thể của cơ thể đều do tổ tiên tiến hóa để lại mà một số được vay mượn từ nơi khác. Gồm cả các gen từ ít nhất 8 retrovirus. Đây là những loại virus tận dụng các cơ chế của tế bào để mã hóa ADA tiếp nhận một tế bào. Tại một số thời điểm nhất định trong quá trình tiến hóa, các gen này tích hợp vào hệ ADN của con người và hiện nay những gen của virut có trong ADN thực hiện nhiều chức năng quan trọng, nhất là trong sinh sản, nhưng chúng lại hoàn toàn xa lạ với di truyền của tổ tiên chúng ta.
Cơ thể con người chứa số vi khuẩn nhiều gấp 10 lần số tế bào
Thật nực cười khi chúng ta tuyên truyền việc rửa tay, xịt khăn lau hoặc nhăn mặt khi có ai đó ho, hắt hơi gần cạnh. Thực tế, con người làm tất cả mọi thứ nhằm tránh phải tiếp xúc với vi trùng mầm bệnh. Theo chuyên gia vi sinh vật Carolyn Bohach ở Đại học Idaho, chính cơ thể con người lại là nơi trú ngụ của rất nhiều loài khuẩn khác nhau. Tất cả các vi khuẩn sống bên trong cơ thể nếu gom lại, có thể đựng đầy một chiếc thùng có dung tích nửa gallon (2,3 lít) hay gấp 10 lần so với chính các tế bào của cơ thể. Tuy vậy, điều này không gây lo lắng bởi phần lớn là vi khuẩn có ích và thực tế, con người tồn tại mà không thể không có vi khuẩn.
Vi khuẩn sản xuất hóa chất giúp cơ thể khai thác năng lượng và chất dinh dưỡng từ thức ăn. Động vật gặm nhấm không có khuẩn thường phải ăn nhiều gấp 1/3 so với calo các loài gặm nhấm bình thường để duy trì trọng lượng cơ thể và khi loài gặm nhấm được bổ sung một liều vi khuẩn, nồng độ chất béo trong cơ thể chúng tăng vọt, kể cả không tăng khẩu phần. Ngoài ra, vi khuẩn đường ruột cũng rất quan trọng trong việc duy trì khả năng miễn dịch cho cơ thể của người lẫn động vật.
Màu đỏ của máu là do sắt liên kết thành một chiếc vòng nguyên tử trong hemoglobin. |
Cả cuộc đời con người đi bộ được quãng đường dài 5 lần vòng quanh thế giới
Trung bình, một người hoạt động ôn hòa đi khoảng 7.500 bước mỗi ngày. Nếu sống tới tuổi 80, trung bình, cả cuộc đời con người đi khoảng 216.262.500 bước hay 110.000 dặm (176.000km), tương đương 5 lần vòng quanh trái đất theo đường xích đạo.
Mỗi tế bào máu mất khoảng 60 giây để kết thúc một chu trình hoàn chỉnh trong cơ thể
Hầu hết mọi người có khoảng 5 lít máu, tim bơm trung bình 70ml máu ra theo nhịp đập tim. Một trái tim khỏe mạnh đập khoảng 70 lần phút, vì vậy nếu nhân số lượng máu mà tim có thể bơm bằng số nhịp đập trong một phút, ta sẽ biết được lượng máu chính xác là 4,9 lít máu. Chỉ trong một phút, tim bơm toàn bộ lượng máu nói trên đi khắp cơ thể của con người.
Ruột thừa không phải là vô dụng
Ruột thừa là một thành phần bên trong cơ thể, có hình con giun dài từ 3-13 cm, mở vào manh tràng qua lỗ ruột thừa và được đậy bởi một chiếc van. Ruột thừa do phần đầu của manh tràng bị thoái hóa. Nó được coi là một phần cơ thể bị mất chức năng cách đây hàng triệu năm và đôi khi bị mang tiếng là vô dụng, thủ phạm gây bệnh viêm nhiễm, như viêm ruột thừa.
Tuy nhiên, gần đây khoa học đã phát hiện thấy ruột thừa rất hữu ích cho vi khuẩn làm tăng chức năng hệ tiêu hóa. Vi khuẩn sử dụng nó để làm chỗ nghỉ ngơi sau các hoạt động tăng cường hỗ trợ cho đường ruột, và cũng là nơi để nó trú ngụ, sinh sản và duy trì “dân số” khuẩn đường ruột đạt mức độ tối ưu.
Tuổi của các nguyên tử trong cơ thể
Mỗi nguyên tử trong cơ thể con người có tới hàng tỷ năm tuổi. Hydro, nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ và là một hợp phần chính của cơ thể, được sinh ra trong thời kỳ Vụ nổ Big Bang cách đây trên 13,7 tỷ năm có dư. Các nguyên tử nặng như carbon và ôxy được tạo ra trong các vì sao cách đây 7-12 tỷ năm, và trôi nổi trong không gian khi các ngôi sao phát nổ.
Một số trong những vụ nổ có cường độ lớn còn tạo ra các nguyên tố nặng hơn sắt. Điều này có nghĩa, các thành phần của cơ thể chúng ta có niên đại cực lớn cách hàng tỷ năm giống như tuổi của tro bụi vũ trụ.
Vì sao tế bào máu trong cơ thể lại có màu đỏ ?
Khi nhìn thấy máu rỉ ra từ một vết cắt trên ngón tay, người ta thường nghĩ rằng màu đỏ của máu là do có chứa sắt, chứ không phải màu hơi đỏ của rỉ sắt. Nhưng sự hiện diện của sắt là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Sở dĩ máu có màu đỏ là do sắt liên kết thành một chiếc vòng nguyên tử trong hemoglobin, gọi là porphyrin, hình dạng cấu trúc này chính là lý do phát sinh màu sắc. Màu đỏ hemoglobin còn phụ thuộc vào việc ôxy liên kết, khi có ôxy, nó làm thay đổi hình dạng porphyrin, làm cho các tế bào máu có màu sắc sống động hơn hay tươi rói.
Như đề cập ở trên, nhà khoa học ước tính khối lượng máu trong cơ thể con người chiếm khoảng 7% trọng lượng cơ thể. Một người trưởng thành có trọng lượng từ 68-80kg có khoảng 4,7-5,5 lít máu còn đứa trẻ bình thường, nặng khoảng 35kg có lượng máu bằng một nửa người lớn.
Tuổi thọ đích thực của con người
Tuổi thọ đích thực của con người còn được gọi là tuổi thọ trứng. Điều này giống như một con gà, cuộc sống được bắt đầu từ một quả trứng. Tuy nhiên, một quả trứng của người khác với một quả trứng gà. So với trứng gà, trứng người rất nhỏ, chỉ là một tế bào đơn, kích thước chừng 0,2 mm, tương đương với một dấu chấm. Trứng người được hình thành trong cơ thể của người mẹ, nhưng thực tế, nó được hình thành khi người mẹ còn là một phôi thai. Sự hình thành trứng của chúng ta có chứa một nửa ADN của mẹ, có nghĩa nó diễn ra trước khi người mẹ ra đời. Ví dụ, người phụ nữ khi sinh con ở tuổi 30, thì khi người con bước vào lần sinh nhật lần thứ 18, thì người con đã được 48 tuổi, bởi phải tính thêm tuổi của trứng.