Răng không những ảnh hưởng đến sức khỏe ăn uống, mà còn ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn.
Dưới đây là 8 lưu ý về chăm sóc bộ nhai do các chuyên gia nha khoa đưa ra, giúp bạn không bị các bệnh về răng quấy nhiễu, theo trang Làm đẹp (Trung Quốc).
1. Mỗi năm kiểm tra ít nhất 1 lần
Cho dù chải răng kỹ thế nào, cũng không thể bảo đảm tuyệt đối sẽ không xuất hiện các vấn đề bệnh nha chu, nhất là đối với những người đã bị mắc bệnh nha chu. Vì vậy việc tiến hành chăm sóc sức khỏe răng chuyên nghiệp là rất cần thiết.
Người trưởng thành mỗi năm đều phải thực hiện kiểm tra răng miệng ít nhất 1 lần. Người mắc bệnh nha chu phải xác định tiếp nhận điều trị lâu dài, mỗi 6 tháng đến bệnh viện chính quy lấy cao răng, phòng ngừa mắc các bệnh nha chu.
2. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Cải thiện cơ cấu ăn uống, ăn ít các thực phẩm chứa đường, đặc biệt là hạn chế ăn loại bánh kẹo mềm, ăn nhiều thực phẩm nhai lâu (chewy) giàu chất xơ, như vậy sẽ làm tăng sự tiết nước bọt, có lợi cho việc làm sạch bề mặt răng. Ngoài ra, thịt, trứng, rau, hoa quả, v.v. đều là những thức ăn có ích cho sức khỏe răng.
3. Đừng để bị hại bởi “nha khoa thẩm mỹ”
Cùng với việc mức sống nâng cao và tăng cường về ý thức sức khỏe, chăm sóc răng miệng dần trở thành thị trường ngày càng rộng lớn. Vì vậy, người tiêu dùng nên trang bị những quan niệm tiêu dùng về chăm sóc sức khỏe răng miệng lành mạnh, hợp lý, căn cứ theo nhu cầu sức khỏe răng miệng bản thân để tiến hành chi tiêu hợp lý.
4. Cách đánh răng đúng
Cách chải thẳng: tức là đặt phần đầu nhọn của lông bàn chải ở chỗ giao nhau giữa nướu và mũ chân răng, hơi tăng áp lực thuận theo chiều của răng, khi chải răng phía trên thì chải xuống dưới, khi chải răng phía dưới thì chải lên trên, chải hết cả mặt trong mặt ngoài và bề mặt nhai của răng. Phương pháp đánh răng sinh lý là chỉ đầu nhọn của lông bàn chải tiếp xúc với bề mặt răng, sau đó chải nhẹ theo hướng nướu răng.
Người da vàng màu răng vốn không trắng, nếu cố muốn trắng lại thành ra không tự nhiên. Những ai chọn điều trị chỉnh sửa nên có sự chuẩn bị về tâm lý, vì một vài phương thức sẽ mài mất một phần răng tự nhiên, thậm chí còn có khả năng tổn thương đến tủy răng. Nếu muốn răng trắng đẹp lâu dài, tốt nhất nên tạo cho mình thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
5. Chụp răng sứ có hại cho răng khỏe mạnh
Chụp răng sứ giống như “đội mũ” cho răng, bột gốm nấu chảy rồi kết hợp với bề mặt kim loại đã qua xử lý đặc biệt, làm thành răng giả, sau đó gọt bớt một lớp khoảng 0,5mm trên bề mặt răng, cuối cùng tiến hành “phục nguyên”.
Chụp răng sứ thực ra là một biện pháp trị liệu, nhằm khắc phục và điều trị các bệnh hoặc khiếm khuyết nào đó của răng. Nhưng biện pháp trị liệu này đối với những người răng khỏe mạnh mà nói kỳ thực chỉ có hại mà không có lợi.
6. Kim cương đính răng gây tổn hại cho răng
“Mốt” đính đá quý trên răng bắt nguồn từ châu Âu rất được thế hệ trẻ theo đuổi thời trang sùng bái. Nhưng món trang sức này chỉ có thể tạo tác dụng làm đẹp, chứ không hề có bất kỳ lợi ích nào đối với răng. Khảm tinh thể lên răng gây tổn hại cho “góc con người” của bạn.
Ngoài ra, việc đính khảm “dị vật” lên răng không có lợi cho việc tự làm sạch của khoang miệng, càng không có lợi đối với việc tiến hành vệ sinh răng miệng.
7. Cố làm trắng ngược lại sẽ không tự nhiên
Laser làm trắng răng là phương pháp tương đối chắc chắn, nhưng phần lớn các phương pháp đều không ổn, không những không tạo được hiệu quả làm trắng, mà còn gây tổn hại cho răng, vì vậy các chuyên gia không ủng hộ.
Màu sắc của răng kỳ thực do bản chất răng quyết định, việc “làm trắng” sẽ phá hoại men răng, mà không thực sự tạo được hiệu quả làm trắng.
8. Bổ sung canxi
Hàm lượng canxi trong cơ thể người chiếm khoảng 2%, trong đó 99% tồn tại trong xương và răng dưới hình thức muối canxi, còn lại 1% phân bố trong các dịch cơ thể.
Mặc dù hàm lượng canxi trong cơ thể không nhiều, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với bộ nhai, ủng hộ trẻ em bổ xung canxi không những có lợi cho việc phát triển xương cốt, mà còn rất giúp ích trong việc tăng cường tác dụng khoáng hóa của răng trẻ em.