1. Xem xét ngân sách: Yếu tố quan trọng nhất khi quyết định mua đồng hồ là ngân sách bạn có. Bạn nên mua sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình. Các thương hiệu sẽ cung cấp nhiều loại đồng hồ với mức giá khác nhau để người dùng tiện so sánh cũng như lựa chọn. Ảnh: GQ. |
2. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với phong cách: Không chỉ là thiết bị xem thời gian, một chiếc đồng hồ tốt giúp nâng tầm diện mạo cho bạn. Nếu bạn thích thể thao, những mẫu đồng hồ của TAG Heuer, Hamilton hoặc Breitling là sự lựa chọn hợp lý. Đối với doanh nhân, các thương hiệu như Chopard và Jaeger-LeCoultre cung cấp sản phẩm mang dáng vẻ thanh lịch. Dù lựa chọn của bạn là gì vẫn sẽ có hàng loạt phong cách đồng hồ phù hợp. Ảnh: strapa. |
3. Chú ý đến khớp cổ tay: Đồng hồ vừa vặn với cổ tay là chìa khóa cho diện mạo và phong cách của bạn. Nam giới nên mua đồng hồ sang trọng với mặt số lớn. Trong khi đó, phái nữ cần lựa chọn thiết kế mỏng với kích thước cổ tay lý tưởng là 32 mm. Ảnh: harpersbazaar. |
4. Tìm kiếm thương hiệu đáng tin cậy: Trước khi mua đồng hồ, bạn nên tìm hiểu 2 vấn đề là lịch sử thương hiệu và giá thành của đồng hồ có xu hướng tăng hay giảm trong tương lai. Các hãng sản xuất như Rolex, IWC, Longines, Omega, Patek Philippe, Zenith, Hamilton... đã nổi tiếng từ cách đây nhiều năm với quy trình sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ. Vì vậy, bạn có thể tin tưởng những thương hiệu này để mua thiết kế cao cấp. Ảnh: krono. |
5. Các tính năng của đồng hồ: Lịch vạn niên, nhiều múi giờ, hiển thị ngày, kim phát sáng là những đặc điểm chung được tìm thấy ở hầu hết đồng hồ sang trọng. Mỗi mẫu đồng hồ của một thương hiệu đều có những tính năng khác nhau. Do đó, hãy ghi nhớ các công dụng của chúng để sử dụng lâu dài. Ảnh: mensjournal. |
6. Cảnh giác với thiết kế giả mạo: Đây là vấn đề ngày càng gia tăng vì có rất nhiều bản sao của đồng hồ trên thị trường. Khi mua đồng hồ mới, hãy kiểm tra tính xác thực của sản phẩm và hỏi về các thông số kỹ thuật cũng như thời gian bảo hành. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu, mua sắm tại những cửa hàng chính hãng để tránh hàng giả. Ảnh: highsnobiety. |
7. Chi phí bảo dưỡng: Đồng hồ là cỗ máy yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên dưới hình thức kiểm tra và đánh bóng. Trước khi mua, bạn nên hỏi người bán tần suất, chi phí bảo dưỡng đồng hồ là bao nhiêu. Thông tin này giúp bạn xác định được khoản đầu tư của mình và tìm kiếm được sản phẩm hợp lý. Ảnh: buy supra d. |
8. Bảo hành: Các sản phẩm điện tử hiện nay thường bao gồm phiếu bảo hành. Tuy nhiên, thời hạn và phạm vi bảo hành khác nhau tùy thuộc vào thương hiệu, kiểu máy. Vì vậy, bạn cần hiểu đầy đủ về phạm vi bảo hiểm của sản phẩm để tránh mất tiền. Ảnh: the manual. |
9. Chính sách đổi trả: Hầu hết cửa hàng đồng hồ đều đưa ra chính sách 30 ngày để bạn đổi trả sản phẩm khi có lỗi. Một số nơi cho phép hoàn lại tiền hoặc thay thế mặt hàng khác với giá bằng hoặc cao hơn món đồ đã mua. Bạn cần giữ đồng hồ trong tình trạng mới với tất cả phụ kiện bảo vệ và các thẻ, nhãn dán được đính kèm nếu muốn đổi trả. Ảnh: hodinkee. |