Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9 lợi ích sức khỏe của gừng

Gừng không chỉ được đánh giá cao trong ẩm thực mà còn là loại thảo mộc mang lại tác dụng kỳ diệu cho sức khỏe và trị liệu…

Gingerol - chất hóa học thực vật quan trọng nhất được tìm thấy trong gừng - có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh, rất tốt cho việc tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Dưới đây là một số lợi ích của gừng trong việc cải thiện sức khỏe và tinh thần tổng thể:

Gừng hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Gừng hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách kích thích enzyme tiêu hóa, thúc đẩy nhu động dạ dày (chuyển động của thức ăn qua đường tiêu hóa) và giảm viêm ở ruột. Điều này có thể giúp làm giảm các chứng khó tiêu thông thường như đầy hơi, chướng bụng...

Giảm buồn nôn một cách tự nhiên

Gừng giúp giảm buồn nôn bằng cách tương tác với các chất dẫn truyền thần kinh và ảnh hưởng đến nhu động dạ dày. Nó chứa các hợp chất như gingerols và shogaols ngăn chặn hoạt động của acetylcholine và serotonin, có liên quan đến việc kích hoạt các cơn co thắt dạ dày và phản xạ nôn, rất tốt cho những người say tàu xe, ốm nghén hay buồn nôn nói chung.

Ngoài ra, gừng có thể đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, nghĩa là thức ăn di chuyển qua dạ dày nhanh hơn, có khả năng làm giảm cảm giác khó chịu do buồn nôn liên quan đến chứng khó tiêu hoặc làm rỗng dạ dày chậm.

loi ich cua gung anh 1

Gừng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh, rất tốt cho việc tăng cường khả năng miễn dịch...

Chống viêm và giảm đau khớp

Gừng chứa các hợp chất tự nhiên giúp làm dịu tình trạng viêm ở khớp và cơ. Đây là một phương pháp hỗ trợ tự nhiên tuyệt vời cho những người bị viêm khớp, đau đầu gối hoặc đau nhức sau khi tập thể dục.

Giảm đau nửa đầu và đau bụng kinh

Gừng có thể giúp giảm cường độ và tần suất của chứng đau nửa đầu. Đối với phụ nữ, gừng cũng giúp giảm đau bụng kinh và khó chịu ở bụng một cách tự nhiên.

Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Bệnh tiểu đường là tình trạng tuyến tụy không thể sản xuất insulin, một loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu hoặc cơ thể không thể sử dụng hormone này một cách tốt nhất. Gừng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách kích thích sản xuất insulin. Đây là một bổ sung quan trọng cho lối sống của người tiểu đường để thúc đẩy kiểm soát glucose tốt hơn.

Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Gừng hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách điều hòa huyết áp, cải thiện lưu thông máu và giảm sự tích tụ cholesterol trong động mạch.

Cải thiện chức năng hô hấp

Gừng giúp thư giãn các cơ đường thở, giúp thở dễ dàng hơn, có lợi cho bệnh nhân hen suyễn hoặc những người bị tắc nghẽn đường hô hấp.

Tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng

Gừng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại cảm lạnh, cúm và đau họng. Tác dụng làm ấm của gừng giúp hỗ trợ quá trình đổ mồ hôi và giải độc lành mạnh.

Bảo vệ chống lại tổn thương tế bào

Gừng là chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Nó có thể bảo vệ tế bào khỏi bị tổn hại, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh lâu dài.

Lưu ý, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm gừng vào chế độ ăn uống, đặc biệt là đối với những người có bệnh mạn tính hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh.

'Vệ sĩ' vô hình của con người

Nếu có hệ miễn dịch ổn định, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên. Bạn sẽ khỏe mạnh mà không cần tới thuốc men.

Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Đối tượng nào mắc sốt xuất huyết dễ bị trở nặng?

Số ca mắc sốt xuất huyết tại miền Nam đang gia tăng nhanh, trong bối cảnh bước vào mùa mưa. Đối tượng nào mắc sốt xuất huyết dễ bị trở nặng?

https://suckhoedoisong.vn/9-loi-ich-suc-khoe-cua-gung-169250701143514397.htm

Thu Hoài / Sức khỏe & Đời sống

Bạn có thể quan tâm