Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

9 người trẻ dưới 30 tuổi và mức tiền thuê nhà ở đô thị

Nhiều người trẻ cho rằng không cần chi nhiều tiền thuê nhà bởi chỉ về đây khi ngủ. Một số khác lại không có khoản tiết kiệm đáng kể do mạnh tay chi tiền cho không gian sống.

thue nha anh 1thue nha anh 2

thue nha anh 3thue nha anh 4

Nhiều người trẻ cho rằng không cần chi nhiều tiền thuê nhà bởi chỉ về đây khi ngủ. Một số khác lại không có khoản tiết kiệm đáng kể do mạnh tay chi tiền cho không gian sống.

_____

Trong kế hoạch tài chính có phần linh hoạt của mình, nhiều người trẻ vẫn phải dành một phần cố định cho việc thuê nhà. Với họ, đây là khoản "bất di bất dịch" mỗi tháng. Song, quan điểm của mỗi người về nhà trọ và chi phí cần bỏ ra cho loại hình nhà ở này cũng rất khác nhau.

Có người chỉ dùng khoảng 10% thu nhập cho việc thuê nhà vì chỉ xem nơi này để ngủ. Tuy nhiên, vẫn không ít người cho rằng nhà thuê vẫn là nơi họ sinh hoạt, gắn bó nên sẵn sàng chi trả khoản tiền tương đương 30-50% lương tháng để có không gian sống tốt hơn.

Zing Lifestyle trò chuyện với 9 người trẻ để tìm hiểu mức chi của họ cho việc thuê nhà hàng tháng tại đô thị.

thue nha anh 5thue nha anh 6


thue nha anh 7thue nha anh 8
  • Thu nhập tháng: Khoảng 18-20 triệu đồng

Sống ở thành phố, mỗi tháng tôi phải chi rất nhiều khoản, từ tiền nhà, tiền điện nước, chi phí ăn uống, các buổi cà phê gặp gỡ bạn bè hay đồng nghiệp… Thu nhập chỉ có một nguồn từ công việc văn phòng, nhưng các khoản chi thì liên tục phát sinh.

Để vừa sống tốt, vừa có tích luỹ, tôi phải tiết giảm một số chi phí mà bản thân cảm thấy không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều.

Một trong những thứ tôi ưu tiên tiết kiệm là tiền thuê nhà. Tính ra mỗi ngày, tôi chỉ dành khoảng 10 tiếng ở nhà, phần lớn là để ngủ nên tôi không đặt quá nặng chất lượng hay dịch vụ căn hộ.

Tôi chọn một chung cư mini khoảng 18 m2 tại quận Nam Từ Liêm, cách nơi làm việc khoảng 5 km, giá thuê 3,5 triệu đồng/tháng. Tôi ở cùng một người bạn, 2 người chia đôi tiền thuê nhà. Cộng thêm điện, nước, mỗi tháng tôi tiêu tốn khoảng 2 triệu đồng cho vấn đề ở.


thue nha anh 9thue nha anh 10
  • Thu nhập tháng: Khoảng 28 triệu đồng

Gần đây, tôi mới chuyển sang một căn hộ chung cư khá rộng rãi nằm trên trục đường Nguyễn Khoái, quận 4, TP.HCM. Trước đây, tôi chỉ ở một căn hộ dịch vụ mini với giá khoảng 6 triệu đồng/tháng, đã bao gồm các chi phí phát sinh như điện, nước, Internet, vệ sinh.

Đầu năm, sau khi tính toán lại, tôi muốn dọn đến chung cư sống để có thể sử dụng các tiện ích nội khu như hồ bơi, phòng gym, siêu thị... Điều này khiến tôi tiết kiệm được khá nhiều từ thời gian, chi phí đi lại, tiền đi tập gym tại trung tâm.

Tôi tìm được một người ở ghép thông qua các hội nhóm ở chung cư, mỗi người mất khoảng 10 triệu đồng/tháng cho chi phí thuê nhà ở đã bao gồm nội thất. Tôi không quá đặt nặng việc ở chung với ai, miễn người đó hòa đồng, sạch sẽ và tôn trọng cuộc sống riêng tư của nhau.


thue nha anh 11thue nha anh 12
  • Thu nhập hàng tháng: 20 triệu đồng

Tôi đã ở trọ gần 10 năm nay, từ lúc còn là học sinh trường THPT chuyên năm lớp 10. Với tôi, nhà trọ hay nhà của mình đều là nơi mình gắn bó và quyết định một phần chất lượng cuộc sống.

Ngày trước, tôi chưa làm ra tiền nên việc thuê nhà sẽ phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế gia đình. Nhà tôi không khá giả, bố mẹ đều làm nông nghiệp nên tôi chỉ dám thuê một căn phòng trọ giá 500.000 đồng mỗi tháng. Phòng rộng chừng 10-12 m2, không có khu vệ sinh khép kín, chỉ vừa đủ để kê một chiếc giường, một chiếc bàn học và một kệ bếp nhỏ.

Sau này khi đi học đại học, tôi chọn ở kí túc xá của trường. Ở tập thể rất vui nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề. Tôi luôn tự nhủ khi đi làm có lương, tôi sẽ thuê một căn phòng rộng rãi, sáng sủa, tự do mua sắm và bày biện những thứ mình thích.

Năm 2020 tôi tốt nghiệp đại học, đi làm với mức lương khởi điểm 16 triệu đồng/tháng. Tôi cùng bạn thuê một căn tập thể cũ trên đường Kim Mã, Ba Đình, giá thuê mỗi tháng 5 triệu đồng. Căn hộ 2 phòng ngủ, rất rộng rãi và thoáng mát. Chia đều ra, mỗi tháng tôi tiêu tốn 2,5 triệu đồng tiền nhà và khoảng 500.000 đồng tiền điện nước. Khi đến ở, tôi cũng bỏ ra 6 triệu đồng để sửa sang, trang trí lại căn nhà.

Đến nay, tôi vẫn sống ở căn tập thể cũ, giá nhà hiện tại đã tăng lên thành 6 triệu đồng mỗi tháng. Dù vậy, tôi vẫn rất hài lòng với căn nhà này. Tôi có một không gian đủ rộng rãi để sinh hoạt, có một chiếc ban công nhỏ để trồng cây và có một góc bếp đủ rộng để thoải mái nấu ăn.


thue nha anh 13thue nha anh 14
  • Thu nhập hàng tháng: Khoảng 30 triệu đồng

Công việc của tôi khá áp lực, đi sớm về khuya và thường ngồi lầm lì suốt ngày trước máy tính. Do đó, tôi nghĩ mình không phải tuýp người thích hợp để ở ghép cùng một người khác.

Song, vẫn muốn mình được sinh hoạt thoải mái, tiện nghi trong một căn hộ cao cấp, dịch vụ tốt nên tôi chấp nhận chi 50% thu nhập hàng tháng chỉ để thuê một căn hộ.

Nhà tôi thuê là căn 1 phòng ngủ, thuộc dự án tại quận 2 cũ (TP Thủ Đức), cách nơi tôi đi làm không xa. Mỗi tháng, tôi trả 12 triệu đồng tiền nhà, còn lại 2 triệu đồng là các chi phát sinh như điện, nước, phí quản lý...

Với tôi, việc tái tạo năng lượng mỗi ngày là điều đặc biệt quan trọng, do đó, tôi chưa bao giờ tiếc khi phải bỏ ra số tiền lớn để mua sự riêng tư, yên tĩnh cho bản thân.

thue nha anh 15thue nha anh 16


thue nha anh 17thue nha anh 18
  • Thu nhập hàng tháng: 13 triệu đồng

Tôi mới tốt nghiệp đại học và đi làm được khoảng 9 tháng nay. Thu nhập hạn chế nhưng may mắn sống cùng bố mẹ nên không mất quá nhiều chi phí.

Để sống có trách nhiệm, mẹ yêu cầu tôi đóng sinh hoạt phí từ ngày đi làm xem như tiền thuê nhà.

Hàng tháng, tôi gửi mẹ 2 triệu đồng, trong đó 1 triệu đồng là tiền ăn và 1 triệu đồng là tiền nhà. Tôi biết mức đóng này không đáng kể, thậm chí là cách mẹ giữ tiền giúp nên tôi luôn cố gắng gửi mẹ đúng hạn hoặc gửi nhiều hơn khi có thu nhập đột biến.


thue nha anh 19thue nha anh 20
  • Thu nhập hàng tháng: Khoảng 20 triệu đồng

Tôi bán hàng trực tuyến nên phần lớn thời gian quanh quẩn ở nhà. Tôi cần một không gian rộng rãi, đủ thoáng để sinh hoạt và chứa đồ.

Vì vậy, tôi thuê một căn hộ chung cư rộng gần 50 m2, giá 5,5 triệu đồng/tháng ở quận Hoàng Mai để ở và kinh doanh. Cộng cả phí dịch vụ và tiền gửi xe máy, hàng tháng tôi phải trả gần 6 triệu đồng cho riêng tiền nhà.

Căn hộ có 1 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 khu bếp và 1 phòng vệ sinh. Tôi dành phòng khách để làm việc và chứa đồ.

Thuê một căn chung cư khá tốn kém. Tôi gần như không có tiết kiệm hoặc tiết kiệm không đáng kể bởi chi phí thuê nhà khá cao. Tuy nhiên, tôi có không gian để ở và làm việc khá thoải mái.


thue nha anh 21thue nha anh 22
  • Thu nhập hàng tháng: 18 triệu đồng

Tôi là người không quá đặt nặng về nơi ở, miễn có chỗ ngủ ngon giấc để sáng hôm sau đi làm. Thời sinh viên, tôi nhớ mình từng ở ghép trong một căn hộ chung cư ở TP Thủ Đức, chỉ 60 m2 nhưng có tận 6 người, chỉ nhằm mục đích chia tiền ít nhất có thể.

Khi đi làm có thu nhập, tôi muốn mình có khoản tiết kiệm ngày càng nhiều, do đó, khoản chi cho việc thuê nhà nên ở mức cố định dù lương có tăng.

Hiện tại, tôi đang ở ghép với bạn mình trong một căn phòng rộng khoảng 35 m2, nằm trong ngôi nhà có 4 tầng, với giá 4 triệu đồng. Nhà chúng tôi khá đơn giản, có bếp, giường, tủ và nhà vệ sinh riêng biệt.

Điểm bất tiện duy nhất là chúng tôi phải rửa chén trong nhà vệ sinh vì không có bồn rửa bên ngoài, còn những yếu tố khác như vị trí, giao thông, các cửa hàng thuốc, chợ, siêu thị, trường học đều ở khá gần.

Hiện tại, tôi chưa có nhu cầu chuyển trọ vì đang dành dụm để đổi chiếc xe máy của mình.


thue nha anh 23thue nha anh 24
  • Thu nhập hàng tháng: 20 triệu đồng

Từ ngày chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM làm việc, tôi cùng 2 người bạn khác thuê chung một căn hộ chung cư 2 phòng ngủ, giá thuê 8 triệu đồng/tháng. Căn hộ này cách văn phòng làm việc của tôi 2 km, khoảng cách này giúp tôi hiếm khi phải chịu cảnh tắc đường mỗi sáng.

Tôi sử dụng riêng một phòng ngủ trong căn chung cư. Một phòng ngủ khác do bạn tôi sử dụng. Còn phòng khách được một người bạn khác trưng dụng làm lớp dạy tiếng Anh, dạy khoảng 2-3 buổi/tuần. Chia ra, mỗi tháng tôi đóng 3,5 triệu đồng tiền nhà. Cộng thêm các loại chi phí điện, nước, phí dịch vụ chung cư ... tổng chi tiêu cho nhà ở của tôi rơi vào khoảng 4 triệu đồng/tháng.

Thực ra theo kế hoạch ban đầu, tôi chỉ dành khoảng 15% thu nhập cho tiền nhà - mức tương đương với chi phí thuê nhà của tôi ở Hà Nội. Song khi vào tới TP.HCM, tôi nhận ra việc tìm được một không gian sống tốt với giá rẻ ở thành phố này là không hề dễ.

Chi phí nhà ở tiêu tốn 4 triệu đồng, tức tương đương với 20% thu nhập của tôi. Dẫu vậy, tôi cho rằng mức giá này là khá ưu đãi cho những người thuê nhà ở quận 7.


thue nha anh 25thue nha anh 26
  • Thu nhập hàng tháng: Khoảng 18 triệu đồng

Tôi vừa chuyển sang sống cùng người yêu trong một căn hộ chung cư tại quận Bình Thạnh, với giá thuê 13 triệu đồng. Do bạn trai là người có thu nhập tốt hơn, anh sẵn sàng chi trả 10 triệu đồng tiền thuê nhà, phần còn lại cộng thêm các chi phí điện, nước, phí quản lý sẽ do tôi phụ trách.

Tính ra, mỗi tháng tôi mất khoảng 5 triệu đồng tiền thuê nhà.

Cả hai chọn một căn hộ không nội thất để tiện bề trang trí. Nếu thuê căn hộ đầy đủ đồ đạc tại khu vực này, giá thuê sẽ độn lên khoảng 16-18 triệu đồng/căn.

Để có đầy đủ đồ dùng, chúng tôi rút tiền tiết kiệm, chi thêm 20 triệu đồng để mua lại nội thất cũ mà người khác nhượng lại, nhưng vẫn chọn lựa kỹ càng và bố trí theo ý thích cá nhân. Nhẩm tính, năm đầu giá thuê nhà vẫn cao nếu tính cả chi phí mua nội thất, song đến năm thứ hai, thứ ba, chúng tôi đã "hời" hơn.

Tôi luôn quan niệm "an cư lạc nghiệp", ở đâu phải ổn định, dành tình cảm, sự chú tâm cho nó thì mới có thể có sức khỏe tốt để xây dựng công việc, làm ra kinh tế.

Nên đầu tư tiền vào đâu?

Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.

Lâm Tùng - Mỹ Trinh

Thiết kế: Mỷ Thi

Bạn có thể quan tâm