Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9 tai nạn kinh hoàng ở phim trường Hollywood

Bị máy bay chém đứt đầu, súng bắn chết, ngã ngựa tử nạn… là số phận nhiều đoàn làm phim gặp phải.

9 tai nạn kinh hoàng ở phim trường Hollywood

Bị máy bay chém đứt đầu, súng bắn chết, ngã ngựa tử nạn… là số phận nhiều đoàn làm phim gặp phải.

"The conqueror": Phóng xạ gây ung thư cho John Wayne và 90 người khác

 
John Wayne chết vì ung thư.

Trong số 220 người tham gia bộ phim The conqueror gần Utah vào năm 1955, 91 người bị ung thư ngay những năm đầu thập niên 1980 và 46 người chết gồm cả các ngôi sao John Wayne, Susan Hayward, Agnes Moorehead và Giám đốc Dick Powell.

Các chuyên gia cho rằng, trong những hoàn cảnh bình thường số lượng người có thể bị ung thư cao nhất chỉ 30 người. Vậy nguyên nhân là từ đâu khiến 91 người mắc bệnh? Trong nhiều lý giải có người đoán, căn bệnh ung thư là do bụi phóng xạ từ bom nguyên tử gần Nevada.

Nhà sản xuất Howard Hughes nghĩ, bộ phim tồi tệ đến mức ông mua tất cả bản sao, chi phí gần 12 triệu USD, đồng thời, từ chối phân phối bộ phim. Nhiều năm sau, người duy nhất xem bộ phim chính là ông. Ông đã trải qua những năm cuối đời chìm trong bệnh hoang tưởng bằng việc xem ngày xem đêm bộ phim cho đến năm 1974 khi hãng Paramount ký hợp đồng được với ông. Đây là bộ phim cuối cùng Hughes sản xuất.

"The twilight zone: The movie": Ba diễn viên bị trực thăng cán đứt đầu

 
Ba diễn viên tử nạn vì máy bay cắt đầu.

Trong quá trình quay một phân đoạn của bộ phim Twilight zone (1983) do Steven Spielberg làm đạo diễn, diễn viên Vic Morrow và 2 diễn viên nhí Myca Dinh Le (7 tuổi) và Renee Shin-Yi Chen (6 tuổi) đã chết trong một tai nạn liên quan đến một chiếc trực thăng đang được sử dụng.

Chiếc trực thăng đang bay ở độ cao 8 mét, quá thấp để có thể tránh vụ nổ pháo hoa. Khi cú nổ cắt đứt đuôi cánh quạt, nó liền mất kiểm soát và rơi xuống chặt trúng đầu Morrow và Myca. Còn YiChen bị nghiền nát đến chết khi máy bay trực thăng rơi xuống. Mọi người bên trong máy bay trực thăng sống sót, một số bị thương nhẹ.

Vụ tai nạn đã dẫn đến hành động pháp lý chống lại các nhà làm phim kéo dài gần một thập kỷ. Một số thay đổi về quy định liên quan đến việc trẻ em tham gia bộ phim vào ban đêm và trong nhiều cảnh có hiệu ứng đặc biệt cũng được đưa ra. Vụ việc đã kết thúc tình hữu nghị giữa Landis với đạo diễn kiêm nhà sản xuất Spielberg. Trước khi tai nạn xảy ra, Spielberg cũng bày tỏ thái độ tức giận khi Landis phạm nhiều lỗi, trong đó có sử dụng cả đạn thật.

"The crow": Con trai Lý Tiểu Long bị súng bắn chết

 
Mộ hai cha con Lý Tiểu Long đặt bên cạnh nhau.

Trong một cảnh quay của bộ phim The crow (1994), Brandon Lee - con trai của Lý Tiểu Long - đã bị bắn và giết chết bởi một khẩu súng có cỡ nòng 0,44 magnum. Cảnh quay của Brandom là bắn nhau, trong khẩu súng chỉ có thuốc súng, không có đạn. Tuy nhiên, không biết các kỹ thuật viên vũ khí làm thế nào, đạn đã được nạp và bắn vào bụng Lee.

Trước cái chết của Lee cũng có rất nhiều người gặp nạn. Vào ngày đầu tiên tập bắn, ngày 1/2/1993, một người thợ mộc đã bị sốc và bỏng nặng khi chiếc xe cẩu anh đang lái tiếp xúc với đường dây điện cao áp. Ngày 13/3, cơn bão to đã phá hủy một số các bộ phận của đoàn phim gây ra sự chậm trễ. Sau đó, một chuyên gia về súng ống phát hiện chiếc vòng được giấu trong một khẩu súng và tên thợ mộc tức giận lái xe đâm vào studio của hãng phim.

Sau cái chết của Lee, một diễn viên đóng thế khác là Chad Stahelski phải thay thế Lee trong một số cảnh để hoàn thành bộ phim. Một hiệu ứng kỹ thuật số đặc biệt được sử dụng để khuôn mặt của Lee và diễn viên đóng thế trùng lên nhau. Các cảnh quay gốc có cái chết thật sự của Lee gây tranh cãi. Một số người cho rằng, nó cần được hủy ngay lập tức để tránh bị phát tán. Trong khi một số người khác lại nói, nó cần được trao cho gia đình Lee. Brandon Lee được chôn cất bên cạnh cha mình.

"XXX": Diễn viên đóng thế đập vào cầu chết

 
Nam diễn viên đóng thế chết đau đớn.

Harry L. O'Connor, diễn viên đóng thế trong bộ phim hành động XXX (2002) cho nam diễn viên Diesel, đã bị chết trong một cảnh phải nhảy dù đáp xuống chiếc tàu ngầm. Khi O'Connor không kịp đáp xuống, anh ta đập trúng cây cầu ở tốc độ cao và bị chết ngay lập tức.

Cái chết của anh được ghi lại trong máy ảnh. Đạo diễn Rob Cohen quyết định lưu lại các cảnh quay như một sự tôn trọng với vai diễn cuối cùng của Harry. Độc giả Chris phản hồi: "Điều đáng chú ý là hành động đầy nhiệt huyết diễn viên đóng thế của Diesel đã làm trước khi chết. Ông thấy rằng, cảnh quay vừa rồi chưa tốt và thấy mình chưa tiến sát gần cái cầu".

Ông đã yêu cầu được diễn lại và trong lần quay thứ hai này ông đã bị chết. Gia đình ông đã đến Prague ngay trước khi xảy ra tai nạn để xem ông đóng và có mặt trong cái chết của ông.

Độc giả Robin phản hồi: "Tôi là em gái của Harry O'Connor và tôi muốn sửa lại thông tin gia đình tôi đã có mặt khi anh tôi qua đời. Chúng tôi đã có một thời gian khủng khiếp khi mang thi thể anh về chôn cất. Các phương tiện truyền thông đã chia sẻ rộng rãi rất nhiều cảnh quay trong đó bao gồm cả túi cơ thể anh tôi được nén tại hiện trường. Điều này đã gây ra một cú sốc khủng khiếp lên tinh thần của cha mẹ tôi khiến họ phải liên tục chịu đựng những cơn suy tim, đột quỵ. Điều đó còn kéo dài dai dẳng sau cái chết của mẹ tôi".

"Top gun": Một phi công đâm sầm xuống đại dương

 
Nam phi công lao vào đại dương trong một cảnh quay.

Bộ phim nổi tiếng nhất thế giới của Tom Cruise - Top gun (1986) có được thành công vang dội không thể không kể đến sự hy sinh của Art Scholl - một phi công nhào lộn trên không nổi tiếng. Ông được thuê để thực hiện chụp ảnh trên không cho bộ phim, đồng thời thực hiện cảnh bay lượn khó khăn trên không.

Khi ông leo lên máy bay Pitts-S-2 để điều khiển camera như mọi lần ông vẫn làm trước đó nhưng không thể ngờ số phận đen tối đang chờ đợi mình. Trong cảnh quay, Scholl đã báo cáo một số trục trặc về máy bay và anh đã không thể phục hồi được nó.

Anh cùng chiếc máy bay đã đâm xuống Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển miền Nam California gần Carlsbad vào ngày 16/9/1985. Cả Scholl cùng chiếc máy bay của ông đều mất tích, để lại một dấu chấm hỏi lớn về nguyên nhân của vụ tai nạn.

"The final season": Quay phim bị chết trong trực thăng

 
Cái chết tức tưởi của Roland khiến cả đoàn phim hoảng sợ.

Trong khi quay bộ phim về bóng chày có tên The last season, phát hành vào tháng 10/2007, quay phim Roland Schlotzhauer đã bị chết trong khi đang quay cảnh diễu hành. Roland nổi tiếng với khả năng quay từ trực thăng và trong lúc đang mải quay trên chiếc Bell 206  trực thăng chạm đường dây điện.

Chiếc trực thăng bị rơi xuống một cánh đồng, viên phi công và nhà sản xuất bị thương nặng còn Roland chết ngay tại chỗ.

"The return of the musketeers": Nam diễn viên Roy Kinnear ngã ngựa chết

 
Nam diễn viên bất thình lình tử nạn vì ngã ngựa.

Trong quá trình quay bộ phim The return of the musketeers (1989), diễn viên Roy Kinnear đã bị ngã ngựa ở Toledo, Tây Ban Nha làm vỡ khung xương chậu. Ông được đưa tới bệnh viện ở Madrid và chết vì một cơn đau tim vào ngày hôm sau.

Đạo diễn của phim, Richard Lester đã từ bỏ sự nghiệp điện ảnh như là một kết quả trực tiếp từ cái chết của Kinnear.

"Jumper": Nhân viên phục trang bị băng đá đâm chết

 
Hiểm họa luôn rình rập đoàn làm phim, kể cả nhân viên phục trang.

Trong khi lo tháo dỡ một bộ đồ ngoài trời trong điều kiện mùa đông cho Jumper (2008), một bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị với sự tham gia của Samuel Jackson, nhân viên phục trang David Ritchie đã bị tử vong vì những mảnh vụn đông lạnh.

Các nhà điều tra cho biết, chính khối cát và đất đóng băng trên tường đã rơi xuống và nghiền nát Ritchie. Tuy bộ phim vẫn được tiếp tục, nhưng nó bị đông đảo dư luận chỉ trích và các nhà phê bình cũng không mặn mà gì.

"Troy": Brad Pitt rách gân gót chân

 
Brad Pitt cũng gặp tai họa khi đóng Troy.

Trong quá trình quay bộ phim sử thi Troy (2004), Brad Pitt, người đóng vai Achilles, đã gặp một rủi ro lớn và anh bị rách gân gót chân trái trong quá trình quay. Tồi tệ nhất là vận động viên thể hình George Camilleri đã bị gãy chân trong khi quay một chuỗi pha hành động ở Ghajn Tuffieha. Ông được phẫu thuật ngay trong ngày hôm sau nhưng phải chịu đựng cơn biến chứng và qua đời hai tuần sau đó.

Bên cạnh đó, trong khi quay phim ở Cabo, Baja California Sur, Mexico, nhà sản xuất phải đối phó với 2 cơn bão trong vòng chưa đầy một tháng. Cơn bão cuối cùng ập đến đúng vào tuần cuối cùng khi mọi thứ gần như đã hoàn tất. Tuy nhiên, mặc cho những tai nạn đã xảy ra, bộ phim vẫn tiếp tục và tạo nên một cơn sốt phòng vé.

Theo Khám phá

Theo Khám phá

Bạn có thể quan tâm