1. Sử dụng smartphone
Theo Tạp chí Women's Health, thói quen đọc văn bản, xem phim, check mail trên smartphone có thể là lý do khiến đôi mắt bị tổn thương sau này, đặc biệt là bạn làm việc này thường xuyên. Nó có thể dẫn đến mờ mắt, khô mắt, chóng mặt và buồn nôn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần cố gắng không sử dụng điện thoại trong vòng 20 phút, hoặc chọn phông chữ trên điện thoại lớn hơn.
2. Xem tivi vào ban đêm
Trong thực tế, khi nhìn vào bất kỳ loại màn hình nào trước khi đi ngủ buổi tối bao gồm điện thoại, máy tính bảng, tivi, laptop đều không tốt cho bạn, đặc biệt là đôi mắt. Xem chúng trong bóng tối khiến các cấp độ ánh sáng thay đổi nhanh chóng, làm mắt khó thích nghi, gây ra mỏi, đau mắt, nhức đầu, khô mắt, thậm chí đỏ mắt.
3. Đeo kính áp tròng khi ngủ
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, mỗi năm có gần một triệu người Mỹ mắc phải căn bệnh nhiễm trùng mắt liên quan đến đeo kính áp tròng. Mặc dù kính áp tròng được thiết kế đặc biệt cho những người có vấn đề về mắt, nhưng các bác sĩ nhãn khoa khuyên không nên đeo nó qua đêm.
Giác mạc là lớp nằm ngoài cùng của mắt, nhận được oxy từ môi trường bên ngoài. Đeo kính áp tròng qua đêm ngăn cản oxy tới mắt và đôi khi dẫn đến loét giác mạc. Viêm loét giác mạc có thể gây đau mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, đỏ, ngứa.
4. Dụi mắt
Rất khó để tránh dụi mắt khi bị ngứa hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, hành động này có thể truyền vi khuẩn từ tay vào mắt gây nhiễm trùng, viêm nhiễm, và viêm kết mạc. Dụi quá mạnh có thể phá vỡ các mạch máu dưới mí mắt. Vì vậy, khi bị ngứa, bạn hãy sử dụng một miếng gạc lạnh thay vì dụi mắt.
Dụi mắt có thể phá vỡ các mạch máu dưới mí mắt, gây nhiễm trùng cho mắt. Ảnh: Goodhousekeeping. |
5. Lạm dụng thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt có tác dụng làm co mạch máu khiến các sợi chỉ đỏ trong mắt biến mất. Nhỏ mắt có thể làm giảm triệu chứng khô, đỏ nhưng sử dụng quá thường xuyên có thể gây kích ứng cho mắt lâu dài. Các nhà khoa học cảnh báo thuốc nhỏ mắt có thể có tác dụng phục hồi, nhưng ở giai đoạn đầu khi đau mắt.
Nếu bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt theo đơn, thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, ngưng sử dụng khi có triệu chứng kích ứng, nổi mẩn hoặc một số các tác dụng phụ tiêu cực khác.
6. Không bảo vệ mắt
Theo Học viện mắt Mỹ, gần 45% các tổn thương về mắt xảy ra ở nhà, nguyên nhân phổ biến là do tiếp xúc với các hóa chất trong sản phẩm làm đẹp, làm sạch, dầu mỡ nóng… Vì vậy, bạn nên đeo kính an toàn để bảo vệ mắt khi cần phải làm việc với những tác nhân gây hại trên.
Bên cạnh đó, thói quen không đeo kính râm khi đi ra ngoài cũng làm tổn thương đôi mắt do tiếp xúc nhiều với tia UV. Kính râm có thể giúp bạn giảm thiểu những tác động của ánh sáng, bao gồm đau đầu, mờ mắt hoặc mắt đỏ.
7. Lợi dụng trang điểm mắt
Mascara, bút kẻ mắt, bóng mắt là những nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho mắt. Chúng ngăn chặn hoạt động của tuyến dầu trên mí mắt, gây ra nhiễm trùng. Các hạt li ti từ mỹ phẩm có thể dính vào mắt gây kích ứng.
Ngoài ra, vi khuẩn thích môi trường tối, ẩm ướt nên các sản phẩm trang điểm mắt có thể là nơi phát sinh một số bệnh nhiễm trùng khó chịu. Do đó, bạn cần thay các sản phẩm này 3 tháng/một lần.
8. Không ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc có thể gây ra một số vấn đề như tăng cân, trầm cảm, suy giảm chức năng miễn dịch, đặc biệt làm tổn thương mắt. Mắt tổn thương có thể bị co giật, khô mắt, mờ và đau. Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc, khoảng 7 tiếng mỗi đêm và tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
9. Lười khám mắt
Hầu hết bác sĩ nhãn khoa đều khuyên nên khám mắt hằng năm. Điều này rất quan trọng để đảm bảo đôi mắt khỏe mạnh và không có vấn đề. Kiểm tra mắt thường xuyên có thể phát hiện ra các triệu chứng của một số bệnh chẳng hạn như tiểu đường, tăng nhãn áp hay khối u não và có hướng điều trị kịp thời.