Tòa thị chính Boston, Massachusetts, Mỹ: Hoàn thành vào năm 1968, tòa nhà này là ví dụ điển hình về kiến trúc theo chủ nghĩa Thô mộc (Brutalist architecture), một phong cách gây tranh cãi được biết đến với các hình dạng khối, trần trụi và sử dụng bê tông thô. Trong những năm qua, công trình cũng bị chỉ trích là "xấu xí" và "phản đô thị". Ngoài ra, nhiều người ở Massachusetts đã kêu gọi phá hủy tòa thị chính của Boston trước cả khi cấu trúc này được xây dựng hoàn chỉnh. |
Khách sạn Ryugyong, Bình Nhưỡng, Triều Tiên: Từng được Guinness World Records coi là "tòa nhà không có người ở cao nhất thế giới", khách sạn Ryugyong được mô tả là "tòa nhà được thiết kế tồi tệ nhất thế giới" và là một trong những "khách sạn xấu xí nhất thế giới " bởi Esquire và The Telegraph. Khi bắt đầu xây dựng vào năm 1987, khách sạn Ryugyong được kỳ vọng trở thành một kiệt tác ấn tượng. Tòa nhà cao hơn cả tháp Eiffel, hoàn chỉnh với 3.000 phòng và 5 nhà hàng xoay, theo CNN Style. Nhiều thập kỷ sau, khách sạn này vẫn chưa mở cửa đón khách. |
Tòa nhà J. Edgar Hoover, Washington DC, Mỹ: Việc xây dựng trụ sở của FBI, tòa nhà J. Edgar Hoover, bắt đầu vào những năm 1960. Đây cũng là một biểu tượng của kiến trúc chủ nghĩa Thô mộc. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty cải tiến nhà Buildworld, công trình được coi là tòa nhà xấu nhất ở Mỹ. Trang web của FBI tuyên bố rằng cấu trúc này "đối lập với các tòa nhà chính phủ bằng đá cẩm thạch, đá granite hoặc đá vôi truyền thống". |
Tòa nhà Verizon, New York, Mỹ: Được xây dựng vào năm 1975, tòa nhà Verizon trên phố Pearl vẫn là chủ đề "bị chế giễu". Nằm phía sau cầu Brooklyn lịch sử và liền kề với một số công trình kiến trúc được yêu thích nhất ở New York, nhiều người coi tòa nhà như một "sự sỉ nhục" của đường chân trời thành phố. |
Tháp Balfron, London, Anh: Tương tự trụ sở FBI ở Washington DC, tháp Balfron là một ví dụ về kiến trúc Brutalist. Nhiều ấn phẩm khác nhau, bao gồm MyLondon, gọi cấu trúc này là một trong những "tòa nhà xấu xí nhất trong cả nước". Được xây dựng vào những năm 1960, tòa nhà dân cư được tân sang lại vào năm 2010. Sau khi cải tạo, tờ Guardian báo cáo rằng các căn hộ trong tháp Balfron được bán với giá lên tới 800.000 bảng Anh, tương đương 992.744 USD. Tòa nhà cung cấp các tiện nghi sang trọng, bao gồm sân hiên ăn uống riêng, phòng tập yoga và rạp chiếu phim. |
Tháp truyền hình Zizkov, Prague, CH Séc: Là một công trình được xây dựng vào những năm 1980, tháp truyền hình Zizkov được mệnh danh là "tòa nhà xấu thứ 2 trên thế giới", theo CBC. Tòa nhà nổi bật và khác biệt so với kiến trúc quyến rũ của Prague. |
ROM Crystal, Toronto, Canada: Khi lần đầu tiên mở cửa vào năm 2007, tòa nhà pha lê của bảo tàng Hoàng gia Ontario không nhận được nhiều sự yêu thích vì thiết kế bao gồm kính, thép, tường nghiêng và các góc nhọn. Tuy nhiên, trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, một số người dân Toronton đã coi tòa nhà như phần đặc trưng của cảnh quan thành phố và là thắng cảnh được yêu thích. |
Alamodome, San Antonio, Texas, Mỹ: Sân vận động Alamodome có chi phí xây dựng là 186 triệu USD và được mở cửa vào năm 1993. Mặc dù có mức giá đắt đỏ, người dân San Antonia không ấn tượng với tính thẩm mỹ của sân vận động. Theo San Antonio Current, người dân địa phương từ lâu đã gọi nhà thi đấu có sức chứa 64.000 chỗ ngồi bằng các biệt danh xấu xí như "Deadillo Armadillo" và "Doo Doo Dome". |
Tòa nhà Quốc hội Scotland, Edinburgh, Scotland, Vương quốc Anh: Trong cuộc khảo sát của Buildworld về những tòa nhà xấu nhất thế giới, tòa nhà Quốc hội Scotland đứng đầu danh sách. Tại thời điểm khảo sát, 42,07% nhận xét đề cập đến tòa nhà là tiêu cực. Theo kho lưu trữ của Quốc hội Scotland, tòa nhà được hoàn thành vào năm 2004, được làm từ hỗn hợp thép, gỗ sồi và đá granite. |
Là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới, Mỹ sở hữu vô số điểm đến thú vị, đầy sự khác biệt. Zing giới thiệu đến độc giả loạt sách về đất nước rất được quan tâm này.