Snack khói là một món bánh kem lạnh khá độc đáo. Món ăn có nguyên liệu chủ yếu là bánh quy xốp và siro vị trái cây. Bánh xốp, siro cam, xoài, chanh leo, socola, dâu… được trộn đều trong ly. Nhờ được làm lạnh cấp tốc, món ăn có khói bốc lên rất ấn tượng. Ảnh: Open Coffee. |
Bắt mắt như vậy, khi xuất hiện, món ăn này nhanh chóng được giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, snack khói "thất sủng". Chia sẻ về điều này, bạn Minh, 20 tuổi cho biết: "Ngoài cách thưởng thức và hình dáng khác lạ, món ăn này không có gì để thu hút người dùng". Ảnh: Open Coffee. |
Kem mây kem khói có tên khoa học là kem ni-tơ. Kem tươi được làm lạnh rất nhanh bằng ni-tơ lỏng trong vòng 20 giây, bốc khói khá đẹp mắt. Ảnh: Open coffee. |
Anh Thanh (quận 3) chia sẻ: "Ban đầu, mình thường ăn nhanh khi món còn nghi ngút khói. Nhưng sau đó, các phương tiện truyền thông đều phân tích cách ăn này không có lợi cho sức khỏe nên mình trở về với kem truyền thống". Ảnh: Ikem. |
Trà sữa bóng đèn, hay trà sữa đựng trong bóng đèn, là một trong những biến tấu của món nước này tại TP HCM. Hầu hết bạn trẻ khi được hỏi nguyên nhân của việc lựa chọn biến tấu này đều cho rằng thích những chiếc bóng đèn ngộ nghĩnh. Ảnh: Boo coffee. |
Hiện trà sữa bóng đèn vẫn được nhiều bạn trẻ yêu thích. Ảnh: Boo Coffee. |
Trà sữa đôi là món trà sữa được đựng trong chiếc ly có hai ngăn. Nếu mua loại ly đựng này, bạn sẽ được thưởng thức cùng lúc hai loại trà sữa. Ảnh: Boo Coffee. |
Việc mua một được hai của loại ly này thu hút nhiều bạn trẻ, nhất là các cặp đôi. Ảnh: Boo Coffee. |
Gà phô mai xuất hiện giữa năm nay, hút thực khách. Thịt gà được tẩm ướp gia vị đậm đà nướng ngập trong phô mai nóng hổi béo ngậy. Ảnh: Lotteria. |
Gà phô mai cay hiện rất được yêu thích tại TP.HCM. Ảnh: Chick Kebabs. |
Mì bay có nguồn gốc từ Singapore. Món mì này thực chất là mì lạnh của Nhật. Trong đó, sợi mì ramen to dai được đặt khéo léo trên đôi đũa bay mang đến cảm giác những sơi mì như đang lơ lửng trong không trung. Ảnh: Tùng Tin. |
Ngoài cách bày trí lạ với đôi đũa bay lơ lửng như làm ảo thuật, món ăn cũng hấp dẫn thực khách với sợi mì dai, gà chiên ăn kèm cùng mức giá bình dân (từ 40.000-70.000 đồng). Ảnh: Tùng Tin. |
Mì cay 7 cấp độ nổi lên ở TP.HCM từ tháng 5. Món ăn này tưởng đơn giản nhưng phải tốn nhiều công sức mới có thể nghiên cứu thành công nước dùng cay mà không đắng. Để sợi mì có độ dai, chắc, mềm, người bán thường dùng mì gói Hàn Quốc để nấu. Ảnh: An Huỳnh. |
Do độ cay đậm, món ăn này cũng được nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo các vấn đề có thể gặp khi thưởng thức như hại dạ dày... Ảnh: An Huỳnh. |
Bánh mì nướng muối ớt có nguồn gốc từ Châu Đốc, An Giang. Món ăn này có cách chế biến khá đơn giản. Bánh mì được đập dẹp, nướng trên bếp than, phết lớp bơ mỏng, nước sốt sate lên bánh. Ảnh: Huỳnh Duyên. |
Khi có khách mua, người bán nướng lại bánh cho giòn, rắc nhân gồm pa tê, chà bông (ruốc) và mayonnaise. Ảnh: Huỳnh Duyên. |
Trào lưu xoài lắc nở rộ ở TP HCM vào khoảng tháng 4. Xoài lắc có hai nguyên liệu chính gồm xoài sống cùng các loại gia vị như muối tôm, mắm đường... Ảnh: Huỳnh Hằng. |
Khi trào lưu này phát triển rầm rộ, một số xe bán xoài lắc còn cho thêm chà bông, bò khô vào món ăn để thực khách nhấm nháp. Ảnh: An Huỳnh. |