Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

95% trường mầm non tại TP.HCM tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh

Trong số các cơ sở giáo dục mầm non đã tổ chức hoạt động làm quen tiếng Anh cho trẻ, 34,1% là các trường công lập, 65,9% còn lại là các trường ngoài công lập.

Qua việc tiếp xúc với tiếng Anh, trẻ tự tin, hứng thú vói các hoạt động, mạnh dạn trong glao tiếp, tiến bộ về kỹ năng nghe nói và làm quen với việc đọc, viết. Ảnh: Unsplash.

Thông tin này được bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT TP.HCM, thông tin trong hội thảo “Làm quen Tiếng Anh bậc mầm non theo chuẩn quốc tế và ứng dụng công nghệ trong khảo sát năng lực ngoại ngữ” diễn ra sáng 23/3.

Dưới sự hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã triển khai các văn bản, chỉ đạo các phòng GD&ĐT Thành phố và các quận/huyện có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, quản lý các cơ sở giáo dục mầm non cho trẻ làm quen với tiếng Anh.

Các hoạt động này được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp trong các ngữ cảnh và hoạt động gần gũi, đã đạt được các kết quả tích cực và sự ủng hộ của phụ huynh, nhà trường, xã hội.

Tính đến thời điểm hiện nay, 1240/1305 (tương đương 95%) cơ sở giáo dục mầm non tại TP.HCM đã tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh, trong đó, có 423 cơ sở công lập (chiếm tỉ lệ 34,1%) và 817 cơ sở ngoài công lập (tỷ lệ 65,9%).

Cụ thể, 143.320 trẻ mầm non được tiếp xúc với các hoạt động này, trong đó, 87.221 trẻ đang theo học tại các cơ sở công lập, 56.099 trẻ đang theo học tại các cơ sở ngoài công lập.

Tại các cơ sở mầm non công lập, 28% trẻ 3-4 tuổi, 33,2% trẻ 4-5 tuổi, 40,8% trẻ 5-6 tuổi được tiếp xúc tiếng Anh thông qua các hoạt động của nhà trường. Con số này tại các cơ sở công lập lần lượt là 29% đối với trẻ 3-4 tuổi, 34,4% đối với trẻ 4-5 tuổi và 36,6% trẻ 5-6 tuổi.

Bà Điệp cho hay cán bộ quản lý cấp học mầm non tại TP.HCM đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất như trang thiết bị hiện đại, máy chiếu, đầu thi, máy tính bảng, học liệu, phần mềm... để đảm bảo cho hoạt động tiếp xúc tiếng Anh của học sinh.

Bên cạnh đó, giáo viên đảm nhận các hoạt động này đều phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn như Bộ GD&ĐT quy định.

Tuy nhiên, Sở GD&ĐT TP.HCM nhận thấy các nhóm lớp độc lập dưới 70 trẻ vẫn chưa đủ điều kiện và cơ sở vật chất tổ chức các hoạt động nói trên. Sở sẽ tiếp tục định hướng cho các đơn vị ứng dụng công nghệ trong việc làm quen tiếng Anh cho trẻ.

Ngoài ra, đối với các cơ sở mầm non khác, bà Điệp cũng cho hay sở sẽ tiếp tục tạo điều kiện và hướng dẫn những đơn vị này tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh, đồng thời phối hợp với các trường sư phạm mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ trực tiếp phụ trách hướng dẫn trẻ, đặc biệt là giáo viên người nước ngoài.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Ai là 'cha đẻ' bài tập về nhà?

Hiện nay, bài tập về nhà là một phần của học sinh, giáo viên và phụ huynh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người đầu tiên "khai sinh" ra nó.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm