Câu 1: Danh nhân khoa bảng nào sống trải qua 13 đời vua triều Nguyễn?
Đoàn Tử Quang (1818-1928) là danh nhân khoa bảng thọ nhất. Ông là người duy nhất trải qua 13 đời vua triều Nguyễn, tính từ người đầu tiên là Gia Long (trị vì từ 1820-1840) đến cuối cùng là Bảo Đại (trị vì từ 1926-1945). |
Câu 2: Danh nhân khoa bảng này từng thi đỗ...?
Dù lớn tuổi, Đoàn Tử Quang vẫn miệt mài lều chỏng đi thi cùng những thí sinh chỉ đáng tuổi con cháu mình. Cuối cùng, ông thi đỗ cử nhân tại khoa thi năm 1900 dưới đời vua Thành Thái, khi đã 82 tuổi. |
Câu 3: Đoàn Tử Quang quyết chí đi thi để làm gì?
Bố mất sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi Đoàn Tử Quang nên ông rất muốn thi đỗ để báo hiếu, làm vui lòng mẹ. Sau nhiều lần thi không đỗ, ông tính từ bỏ nhưng nghe lời mẹ khuyên, cuối cùng, ông vẫn đi thi và đỗ cử nhân. Ngày được xướng danh bảng vàng, trong bữa tiệc, khi các quan hỏi về gia thế, ý chí học hành hiếm có, Đoàn Tử Quang trả lời rằng: “Sở dĩ tôi có được hôm nay là nhờ công dạy dỗ, khuyên bảo của mẹ cả”. |
Câu 4: Vì sao Đoàn Tử Quang sớm từ quan sau khi thi đỗ?
Sau khi thi đỗ, Đoàn Tử Quang được bổ nhiệm là Huấn đạo ở Hương Sơn. Đây cũng là điều khác thường, bởi theo quy định thời đó, thường đến tuổi 65, các quan sẽ nghỉ hưu, nhưng Đoàn Tử Quang tới 82 tuổi vẫn được bổ nhiệm. Đây chính là cách triều đình ưu ái để ca ngợi tấm gương hiếu học của ông. Sau khi làm quan được 3 năm, ông xin về chăm sóc mẹ già 100 tuổi. Ông mất năm 1928, thọ 110 tuổi. |
Câu 5: Đoàn Tử Quang quê ở đâu?
Đoàn Tử Quang (1818-1928), người làng Phụng Đạt, xã Phụng Công, huyện Hương Sơn (nay thuộc xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là tấm gương hiếu học hiếm thấy trong lịch sử. |
Câu 6: Nhận xét nào đúng về quê hương của Đoàn Tử Quang?
Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, quê hương của Đoàn Tử Quang, là vùng đất nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học. Đây chính là quê hương của những danh nhân tài ba như Đình Nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng, GS Hoàng Xuân Hãn, Tổng bí thư Trần Phú… |
Câu 7: Chuyện Đoàn Tử Quang đi thi được ai ghi chép lại?
Câu chuyện đi thi cảm động của Đoàn Tử Quang được chánh chủ khảo Khiếu Năng Tĩnh nghi chép lại dưới đầu đề "Mẩu chuyện hay được ghi lại ở Trường Thi" trong sách "Khoa Canh Tý". "Ông lão mang ống quyển vào, xét số, hạ lều, xong ngồi ngay ngắn ở giữa chiếu của mình. Trời về chiều, vài ba chục thí sinh nộp bài, ông lão vai mang ống quyển, tay kéo xe lều chõng lọc cọc, cùng các thí sinh kẻ trước người sau ra về...", sách chép. |
Câu 8: Danh nhân nào làm thơ khen ngợi Đoàn Tử Quang trong ngày ông vinh quy bái tổ?
Khi trở về "Vinh quy bái tổ", Tổng đốc Nghệ An khi ấy là Đào Tấn đã cảm tác bài thơ tặng ông: Khá lắm Hương sơn Đoàn Tú tài / Xuân xanh vừa đúng tám mươi hai / Trường văn múa bút râu như mác / Quế đỏ cành thơm cướp vác vai / Quế đỏ cành thơm cướp vác vai / Ung dung chống gậy tới Nam cai / Nhà huyên tuổi hạc chín mươi tám / Giờ thấy con ta đắc ý rồi. |