Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ai chi trả cho thuốc hiếm 8.000 USD trong vụ ngộ độc Botulinum?

Thuốc trung hòa độc tố Botulinum dùng cho 3 người bị ngộ độc ở Quảng Nam có giá đến hơn 8.000 USD/lọ. Việc nhập loại thuốc này cũng khá khó khăn.

Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) là thuốc duy nhất điều trị cho người bị ngộ độc Botulinum trên thế giới, có giá thành đắt đỏ. Ảnh: Nguyên Hạnh.

Thuốc giải độc được các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) trực tiếp mang đến Quảng Nam để cứu người là Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) - loại thuốc quý, hiếm, có giá thành cao.

Sáng 23/3, TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết 3 lọ thuốc BAT đã được truyền cho các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum hoàn toàn miễn phí.

"Bệnh nhân dù ở đâu cũng đều là người dân mình cả, cứu được người, chúng tôi rất mừng. Số thuốc BAT này Chợ Rẫy hỗ trợ điều trị miễn phí cho các bệnh nhân", TS Thức nói.

Ngoài ra, những bệnh nhân trong vụ ngộ độc lần này đều là người đồng bào dân tộc thiểu số, có cuộc sống kinh tế khó khăn nên cũng không có khả năng chi trả chi phí này.

"Sáng nay, nghe các đồng nghiệp thông báo 3 bệnh nhân nặng nhất đã thuyên giảm nhiều, chúng tôi rất phấn khởi. Hai lọ thuốc BAT còn lại có thể sẽ không cần dùng đến. Chợ Rẫy sẽ mang về dự trữ trong kho thuốc để dự phòng. Đây là 2 lọ BAT cuối cùng trên cả nước", TS Thức nói.

thuoc giai doc Botulinum anh 1

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy pha thuốc BAT để truyền cho các bệnh nhân bị ngộ độc đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam. Ảnh: Nguyên Hạnh.

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trưởng đơn vị Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cũng cho biết trên thực tế, chất độc Botulinum không quá phổ biến nên các hãng sản xuất thuốc trung hòa độc tố cũng không nhiều.

Theo thông tin Bệnh viện Chợ Rẫy có được, thế giới hiện chỉ một hãng dược ở Canada sản xuất thuốc BAT, mức giá dao động 8.000-8.500 USD/lọ, tùy giai đoạn mà nhà cung cấp chuyển giao.

"Giá thành khi mua thuốc đã cao, chi phí cho quá trình vận chuyển, bảo quản cũng tốn kém không ít. Thuốc BAT cần được bảo quan trong điều kiện nhiệt độ âm sâu 30-72 độ C", TS Hùng nói.

Chính vì giá thành cao, số lượng thuốc còn lại trong kho dự trữ của bệnh viện không nhiều, do đó, chỉ định dùng thuốc hiếm cũng là vấn đề khiến các bác sĩ băn khoăn.

"Khoảng 18h ngày 18/3, khi chúng tôi đến Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam và báo cáo tình hình các bệnh nhân nặng, Giám đốc bệnh viện là TS.BS Nguyễn Tri Thức đã đề nghị tập trung cứu người, chi phí tính sau. Nhờ có chỉ đạo này, chúng tôi cũng có tâm lý nhẹ nhàng để tập trung điều trị cho các bệnh nhân", TS Hùng nói.

Chia sẻ với Zing, TS.BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết thuốc BAT điều trị cho các bệnh nhân này được sự hỗ trợ từ Bộ Y tế. Do đó, bệnh viện cũng không thu tiền thuốc của các bệnh nhân.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Sức khỏe 3 người ở Quảng Nam sau khi được truyền giải độc Botulinum

Các bệnh nhân nhập viện sau khi ăn cá chép muối ủ chua đã được truyền thuốc giải trung hòa độc tố Botulinum.

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm