Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ai có nguy cơ cao mắc cúm mùa?

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc cúm mùa. Song, một vài nhóm nguy cơ cao cần chú ý theo dõi và điều trị kịp thời nhằm tránh bệnh chuyển nặng.

Cúm mùa dễ lây lan giữa người với người khi họ hoặc hắt hơi. Ảnh: Pixabay.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng một tỷ trường hợp mắc cúm mùa mỗi năm trên toàn cầu, trong đó có 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng. Có khoảng 290.000-650.000 ca tử vong mỗi năm do cúm mùa. Trong đó 95% số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi do cúm nằm tại các nước đang phát triển.

Các triệu chứng của bệnh cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bệnh có thể chuyển nặng, thậm chí có nguy cơ gây tử vong. Virus cúm A và cúm B là nguyên nhân gây bệnh cúm mùa.

Những người có nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc biến chứng khi bị nhiễm bệnh bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người già
  • Những người mắc bệnh mạn tính (chẳng hạn các bệnh về tim, phổi, thận, chuyển hóa, phát triển thần kinh, gan hoặc bệnh về máu)
  • Những người mắc bệnh ức chế miễn dịch hoặc đang dùng phương pháp điều trị gây ức chế miễn dịch (như mắc HIV, hóa trị hoặc mắc bệnh ác tính)
  • Nhân viên y tế cũng có nguy cơ cao nhiễm bệnh do tiếp xúc với bệnh nhân.

Phòng tránh và điều trị cúm mùa

Vaccine an toàn và hiệu quả đã được sử dụng trong hơn 60 năm để phòng cúm mùa. Khả năng miễn dịch của vaccine sẽ giảm dần theo thời gian, do đó, WHO khuyến cáo tiêm chủng hàng năm để phòng bệnh cúm.

Vaccine có thể kém hiệu quả hơn ở người lớn tuổi nhưng sẽ làm cho bệnh bớt nghiêm trọng, giảm nguy cơ biến chứng và tử vong.

Đây là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan khi hắt hơi hoặc ho. WHO khuyến cáo những người có triệu chứng nhẹ nên tránh tiếp xúc, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, theo dõi tình trạng thường xuyên và tìm kiếm chăm sóc y tế nếu có chuyển biến xấu.

Những người có triệu chứng nghiêm trọng hoặc các tình trạng bệnh lý khác nên đến các cơ sở y tế và nên được điều trị bằng thuốc kháng virus, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Những loại trái cây hỗ trợ điều trị cúm tốt nhất

Những loại trái cây như khế, lê, nho, trái cây họ cam quýt, dưa hấu, nho…là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp bổ sung năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch khi bị cảm cúm.

Cúm nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Cúm mùa không chỉ là bệnh hô hấp mà nó còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm