1. Cơ quan công an phát lệnh truy nã trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra phải ra quyết định điều tra. Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012 của liên ngành tư pháp, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã bị can bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. |
2. Trường hợp nào sau đây bỏ trốn sẽ bị công an truy nã?
Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch 13/2012 của liên ngành tư pháp quy định, những đối tượng thuộc diện truy nã gồm: Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu; người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn; người bị kết án phạt tù bỏ trốn; người bị kết án tử hình bỏ trốn; người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn. |
3. Khi nào lệnh truy nã quốc tế được ban hành?
Căn cứ Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tương trợ tư pháp |
4. Cơ quan nào có thẩm quyền phát lệnh truy nã quốc tế?
Theo thông tin về Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), sau khi một quốc gia ra quyết định truy nã người phạm tội và có đầy đủ thủ tục hợp lệ, Interpol sẽ ban hành lệnh truy nã quốc tế để thông báo đến các nước thành viên. |
5. Những ai có thẩm quyền bắt giữ người đang mang lệnh truy nã?
Theo Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và dẫn giải tội phạm truy nã đến cơ quan công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. |
6. Lệnh truy nã người phạm tội có hiệu lực bao lâu?
Căn cứ quy định tại Công văn số 81/2002 của TAND Tối cao, quyết định truy nã chỉ hết hiệu lực khi người bị truy nã đã chết hoặc bị bắt giữ theo lệnh truy nã hoặc trong trường hợp có quyết định đình nã của cơ quan điều tra. |