Những ai có nguy cơ cao gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ? Ảnh: Healthaccessinquiry.
Người thường bị ngưng thở khi ngủ là những người thừa cân, béo phì. Ngoài ra, những người hút thuốc lá, bị đái tháo đường cũng có nguy cơ tiềm ẩn gặp chứng ngưng thở khi ngủ. |
Tác hại của chứng ngưng thở khi ngủ? Ảnh: Atlantaent.
Ngưng thở khi ngủ sẽ khiến lượng oxy trong máu giảm xuống, khí CO2 tăng lên gây co mạch, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, suy tim, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não . |
Chứng ngưng thở khi ngủ có dấu hiệu như thế nào? Ảnh: Clinicalsleep.
|
Tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ nặng của chứng ngưng thở khi ngủ? Ảnh: Covingtonsmiles.
Một người mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ bị coi là ở mức độ nặng nếu số lần ngưng thở là 30 lần mỗi giờ. |
Cách chữa chứng ngưng thở khi ngủ? Ảnh: Anjoucentredentaire.
Tùy vào mức độ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh sẽ được điều trị theo 3 cách là giảm cân đối với người béo, sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc phẫu thuật ở những trường hợp nặng hơn. |
Hành động nào có thể làm mức độ ngưng thở khi ngủ trầm trọng hơn? Ảnh: sleepapneasurgerynyc.
Hút thuốc lá sẽ làm tăng lượng đờm và các chất dịch trong phổi khiến hô hấp khó khăn hơn, từ đó làm tình trạng ngưng thở khi ngủ trở nên nặng hơn. |
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp ngưng thở khi ngủ, khi nào cần phải đưa đến gặp bác sĩ? Ảnh: Getty.
Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường thay đổi nhiều lần khi ngủ, cha mẹ nên chú ý đưa con đến bệnh viện gấp nếu thấy bé ngưng thở nhiều lần kèm biểu hiện môi và da chuyển màu xanh, tím tái. |
Tư thế ngủ đúng để tránh bị ngưng thở khi ngủ? Ảnh: Unitedsleepapnea.
Bạn nên nằm nghiêng về bên trái để tránh bị ngưng thở khi ngủ và tốt cho việc lưu thông máu đến tim, giảm chứng trào ngược axit. |