Câu 1. Chiến dịch Hồ Chí Minh lúc đầu có tên là?
Chiến dịch Hồ Chí Minh lúc đầu mang tên chiến dịch Sài Gòn - Gia Định, đến ngày 14/4/1975 mới được đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh.
|
Câu 2: Có bao nhiêu cánh quân của ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh?
Có 5 cánh quân tham gia chiến dịch gồm các hướng: Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.
|
Câu 3. Vị tướng nào là Tư lệnh của chiến dịch Hồ Chí Minh?
Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002) là Tư lệnh của chiến dịch. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng Văn Tiến Dũng quê ở Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội.
|
Câu 4. Vị tướng nào sau đây đã tham gia chỉ huy chiến dịch?
Có tất cả 8 vị tướng tham gia chỉ huy chiến dịch. Trong đó, 3 vị tướng Phạm Hùng, Lê Trọng Tấn và Trần Văn Trà đều tham gia chỉ huy các cánh quân.
|
Câu 5. Vị tướng chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh nào sau trở thành chủ tịch nước?
Nguyên Chủ tịch nước, Đại Tướng Lê Đức Anh từng làm phó Tư lệnh của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Lê Đức Anh quê ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, ông là vị chủ tịch thứ tư của nước ta, nhiệm kỳ 1992-1997.
|
Câu 6. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch…?
Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ 26-30/4/1975, là chiến dịch diễn ra trong thời gian ngắn nhất so với các chiến dịch khác như giải phóng Tây Nguyên, giải phóng Huế - Đà Nẵng. |
Câu 7. Ai là người cắm cờ giải phóng lên Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975?
Đại tá Bùi Quang Thận (1948-2012), quê ở Thái Thụy, Thái Bình là người đầu tiên cắm lá cờ lên dinh Độc Lập vào lúc 11h30 ngày 30/4/1975. Thời điểm đó, ông là đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 - đơn vị đảm nhiệm tấn công Dinh Độc Lập.
|
Câu 8. Thành phố Sài Gòn - Gia Định được mang tên TP. HCM từ năm nào?
Sài Gòn - Gia Định là thành phố có từ lâu đời ở miền Nam. Ngày 2/7/1976, Quốc hội khoá IV quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định mang tên TP. HCM.
|