![]() |
CLB Hà Nội hiện là đội bóng có phong trào pickleball mạnh nhất V-League. Trong thời gian V-League tạm nghỉ, đội tổ chức giải đấu nội bộ cho cầu thủ, nhân viên và ban lãnh đạo tham gia. Ảnh: CLB Hà Nội. |
![]() |
Duy Mạnh thể hiện sự hào hứng khi góp mặt tại giải đấu nội bộ gần đây. Ảnh: CLB Hà Nội |
![]() |
Đội trưởng Nguyễn Văn Quyết được đánh giá có trình độ pickleball thuộc nhóm cao nhất CLB. Anh ghi điểm với lối chơi khôn ngoan, tinh quái, theo chia sẻ từ đại diện đội bóng với Tri Thức - Znews. Ảnh: CLB Hà Nội |
![]() |
Duy Mạnh và Bùi Tiến Dũng thường xuyên chơi cùng nhau ở hàng phòng ngự tuyển Việt Nam. Giờ đây, họ còn là đối tác ăn ý của nhau trên sân pickleball. Bộ đôi này được đánh giá có trình độ pickleball cao nhất tuyển Việt Nam. Ở những đợt hội quân của tuyển Việt Nam trước đây, khi pickleball chưa phát triển, các tuyển thủ thường chơi bóng bàn cùng nhau. Nhờ đó, họ bắt nhịp nhanh với pickleball. Ảnh: FBNV. |
![]() |
Nghiêm Xuân Tú, Mạc Hồng Quân (từ phải sang) cũng là những tín đồ của pickleball. Tranh thủ quãng nghỉ của V-League, họ có màn giao lưu với 2 tay vợt trẻ tiềm năng của pickleball Việt Nam là Lê Xuân Đức, Tống Nhật Minh (từ trái sang) tại một sự kiện hồi tháng 7. Ảnh: FBNV. |
![]() |
Nghiêm Xuân Tú còn từng huấn luyện Hà Đức Chinh trong giai đoạn anh thi đấu cho CLB Bình Dương. Ảnh: FBNV. |
![]() |
Một "cạ cứng" của Nghiêm Xuân Tú, Hà Đức Chinh trong những buổi chơi pickleball là tiền vệ Nguyễn Hải Huy. Cựu cầu thủ Quảng Ninh thường xuyên đăng tải những video ghi lại các pha xử lý hay của mình trên trang cá nhân. Ảnh: FBNV. |
![]() |
Lương Xuân Trường vốn yêu thích tennis chỉ sau bóng đá, nên dễ dàng lấn sân sang pickleball với kỹ năng tốt. Ảnh: FBNV. |
![]() |
Nguyễn Tiến Linh không luyện tập pickleball nhiều như các đồng đội ở tuyển Việt Nam, nhưng anh "dấn thân" vào bộ môn này theo một cách khác. Anh cùng một số người bạn đầu tư, xây dựng một cụm sân pickleball tại Bình Dương và dự kiến khai trương trong tháng 7 này. Ảnh: FBNV. |
Gen Z trên thế giới đang gia tăng việc đọc sách với xu hướng khác biệt theo khu vực. Tại Mỹ và Anh, giới trẻ ưu tiên sách in, đưa doanh số sách in lên mức cao kỷ lục trong thế kỷ 21, với tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên ngày càng được yêu thích. Ngược lại, tại Trung Quốc, sách điện tử và sách nói chiếm ưu thế nhờ tính tiện lợi, khiến thế hệ Z trở thành lực lượng chính thúc đẩy công nghiệp sách số, với trung bình 28 cuốn sách số được đọc mỗi năm.