1. Vì sao con người đặt tên cho các cơn bão?
Theo National Hurricane Center, các cơn bão được đặt tên để đơn giản hóa việc trao đổi thông tin và liên lạc. Việc sử dụng những cái tên dễ nhớ làm giảm đáng kể sự nhầm lẫn khi hai hoặc nhiều cơn bão xảy ra cùng lúc. Thay vì gọi theo kinh độ, vĩ độ, các cơn bão sẽ được gọi bằng những cái tên ngắn, dễ nhớ để tránh nhầm lẫn khi chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan. Qua đó, công chúng sẽ dễ dàng theo dõi dự báo về đường đi, tác động của cơn bão. Ảnh: Forbes. |
2. Ai đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới Đại Tây Dương?
Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ bắt đầu đặt tên cho các cơn bão từ năm 1950 nhưng không theo quy luật cụ thể. Đến năm 1953, các cơn bão nhiệt đới Đại Tây Dương được đặt theo tên nữ giới, sắp xếp theo bảng chữ cái. Đến năm 1978, tên nam giới được bổ sung vào danh sách và xen kẽ với tên nữ giới. Ví dụ, nếu cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A - Anne, cơn bão tiếp theo sẽ bắt đầu bằng chữ B - Bernard. Hiện nay, việc đặt tên cho các cơn bão thuộc quyền của Tổ chức Khí tượng Thế giới. Ảnh: ABC News. |
3. Chữ cái nào không được dùng để đặt tên cho bão nhiệt đới Đại Tây Dương?
Với riêng khu vực Đại Tây Dương, Tổ chức Khí tượng Thế giới sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt là tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z. Ảnh: Insider. |
4. Cơ quan nào đặt tên cho các cơn bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông?
Theo World Meteorological Organization, Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA) là một trong sáu Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới. JMA là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam). Ảnh: CNN. |
5. Các cơn bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông được đặt tên thế nào?
Thay vì đặt theo tên con người, phần lớn cơn bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông được đặt theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm. Theo World Meteorological Organization, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: Sơn Tinh, Cỏ May, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn Ca, Trà Mi, Hạ Long, Vàm Cỏ, Sông Đà, Sao La. Ảnh: Old Farmer's Almanac. |
6. Tên của các cơn bão sẽ bị loại bỏ và thay thế trong trường hợp nào?
Danh sách tên các cơn bão được sắp xếp và sử dụng luân phiên theo từng năm. Tuy nhiên, nhiều cái tên buộc phải loại bỏ và thay thế do trường hợp nhạy cảm. Cụ thể, nếu cơn bão đó gây thiệt hại nặng nề về người và của, cơ quan chịu trách nhiệm đặt tên sẽ thay thế cái tên mới. Ví dụ, cái tên Katrina đã bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi danh sách. Năm 2005, cơn bão Katrina đổ bộ vào Mỹ khiến 1.833 người thiệt mạng, gây thiệt hại 108 tỷ USD. Ảnh: National Geographic Society. |