Khi bước vào không gian Bảo tàng Nghệ thuật Musée Rodin ở Paris (Pháp), nơi tổ chức buổi trình diễn thời trang cao cấp mùa xuân năm 2024 của Dior, những vị khách mời cảm thấy như bị cuốn vào chủ đề của buổi trình diễn - cảm giác mềm mại gợi cảm của vải vóc, Artnet đưa tin.
Phủ kín các bức tường là 23 tác phẩm hoành tráng do nghệ nhân dệt may người Italy Isabella Ducrot (93 tuổi) sáng tạo.
Mỗi tác phẩm khổng lồ này có chiều cao 5 m, được thực hiện trên các khung dệt cổ truyền bởi các nghệ nhân của xưởng may Chanakya và Trường Nghệ thuật Thủ công ở Mumbai (Ấn Độ).
Các người mẫu của Dior sải bước trên sàn diễn với phối cảnh là những tác phẩm dệt từ nghệ sĩ nổi tiếng 90 tuổi. Ảnh: Dior. |
Bà Ducrot đã biến tấu tỷ lệ của các loại vải mới một cách độc đáo, tương tự cách Christian Dior tạo ra những chiếc váy trứ danh hồi những năm 1950, nhằm mang đến một diện mạo và dáng vẻ mới hậu thế chiến.
Trong show diễn này, nhà thiết kế Maria Grazia Chiuri cũng đã khai thác quy tắc phóng đại này cho BST thời trang haute couture mới.
Ví dụ, bà mang trở lại chiếc váy Cigale năm 1952 với những lớp trang nhã và đường cắt hình cánh hoa tulip.
Bà tái hiện chiếc váy Mexique năm 1951 với các đường nét gọn gàng, đồng thời đưa trở lại chiếc áo khoác trench twill kinh điển theo nhiều hình dạng và tỷ lệ đương đại. NTK Chiuri cũng hiện đại hóa bộ suit biểu tượng Bar, kết hợp nó với quần ống rộng.
Xuyên suốt bộ sưu tập, NTK thời trang người Italy sử dụng chất liệu vải moiré và nhung, với các gam màu lấp lánh như vàng, đỏ tía, xanh lá cây và màu xám chuột đặc trưng của nhà mốt. Bà kết màn với chiếc váy chấm bi lệch vai.
Maria Grazia Chiuri đã sử dụng lại những đặc điểm, kiểu dáng nổi tiếng của Dior trong quá khứ để làm nguồn cảm hứng cho bộ sưu tập mới. Ảnh: Dior. |
Show diễn thời trang cao cấp của Dior ở Paris không phải là nơi duy nhất mà các tác phẩm của nghệ nhân Ducrot xuất hiện gần đây.
Tháng 3/2023, triển lãm Il Miracoloso của nghệ sĩ 93 tuổi đã diễn ra tại phòng trưng bày T293 (Rome, Italy). Mùa hè năm ngoái, một buổi triển lãm cá nhân khác của bà cũng đã được tổ chức tại không gian mới của phòng trưng bày Galerie Gisela Capitain ở Napoli (Italy).
Cũng trong năm 2023, bà Ducrot cũng có buổi triển lãm cá nhân đầu tiên tại Sadie Coles ở London (Anh). Sắp tới, nghệ nhân đưa những tác phẩm nghệ thuật đến phòng trưng bày Petzel ở khu Upper East Side (New York, Mỹ), trong khuôn khổ triển lãm có tên No Words.
Phối cảnh show diễn thời trang cao cấp mùa Xuân 2024 của Dior. Ảnh: Dior |
Dường như nghệ nhân Ducrot luôn được bao bọc trong vải vóc. Bà đã dành cả cuộc đời và sự nghiệp của mình để làm việc với mọi loại vải, dù là cổ xưa hay đương đại.
Trước đây, bà từng tạo ra series 12 bức tranh được làm từ các mảnh của tấm vải Andean có tuổi đời 1.000 năm. Sau đó, bà dành 2 năm để sáng tác những tấm thảm lụa lấy cảm hứng từ văn hóa Ottoman. Tại Triễn lãm văn hóa quốc tế Biennale Venice năm 1993, bà trình diễn một tấm thảm lụa lớn, hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở Sicily (Italy).
“Công việc sáng tạo của tôi đi đôi với việc tìm kiếm cách sử dụng vải mới. Những đặc tính thẩm mỹ của vải vóc tiếp tục truyền cảm hứng cho tôi, cũng như ý nghĩa quan trọng lịch sử của nó trong nền văn minh nhân loại. Tôi đã hiến dâng công việc của mình cho ngành dệt may”, bà Ducrot phát biểu tại khoa Lịch sử Phụ nữ tại Viện Nghiên cứu Triết học ở Naples (Italy) năm 2002.
2/23 tác phẩm hoành tráng của nghệ sĩ dệt may người Italy, Isabella Ducrot, tại show diễn của Dior. Ảnh: Dior. |
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.