Câu 1. Ai từng giữ chức hiệu trưởng đầu tiên của nước ta?
Chu Văn An được hậu thế suy tôn là thầy giáo vĩ đại nhất của nước ta trong thời phong kiến. Ông từng giữ chức hiệu trưởng của trường Quốc Tử Giám và là nhà giáo đầu tiên giữ chức hiệu trưởng của nền giáo dục nước ta. |
Câu 2. Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám ban đầu được gọi là?
Trong buổi đầu của nền giáo dục nước ta, hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám được gọi là Tư Nghiệp (thời Trần). Đến thời Hậu Lê, người đứng đầu là quan Tế Tửu, còn Tư Nghiệp là cấp phó của Tế Tửu. |
Câu 3. Cuốn sách nào do thầy Chu Văn An soạn thảo được xem là giáo trình dạy học đầu tiên của nước ta?
Sau khi nhận lời làm Tư Nghiệp trường Quốc Tử Giám, thầy Chu Văn An đã bắt tay vào soạn bộ sách Tư thư thuyết ước. Đây chính là bộ giáo trình dạy học đầu tiên của nước ta. |
Câu 4. Thầy Chu Văn An quê ở đâu?
Thầy Chu Văn An (1292-1370) tên thật là Chu An. Ông sinh ra tại làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. |
Câu 5. Chu Văn An từng thi đỗ?
Trước khi trở thành thầy giáo, Chu Văn An từng thi đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Danh hiệu cao quý thứ 2 trong kỳ thi Hội sau Hội nguyên. |
Câu 6. Vị vua nào của nhà Trần được thầy Chu Văn An dạy?
Sau khi nhận lời vua Trần Minh Tông ra làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, thầy Chu Văn An đã trực tiếp giảng dạy cho nhiều hoàng tử, trong đó có Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này. |
Câu 7. Chu Văn An từng dâng “thất trảm sớ” chém đầu 7 nịnh thần lên vua nào?
Dưới thời vua Trần Dụ Tông, triều đình suy yếu do nạn tham quan ô lại, nhà vua chỉ lo ăn chơi trác táng. Trước nguy nan của xã tắc, Chu Văn An dâng “thất trảm sớ” khuyên vua chém 7 tên nịnh thần, nhưng Trần Dụ Tông không nghe. Ông từ quan xin về Chí Linh, Hải Dương ở ẩn. |
Câu 8. Sau khi qua đời, thầy giáo Chu Văn An được an táng ở đâu?
Sau khi cáo quan về ở ẩn ở Chí Linh, Hải Dương, thầy Chu Văn An mất năm 1370. Hiện nay, lăng mộ và đền thờ của ông nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An, cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. |