Câu 1: Ai nói "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây?"
Đó là câu nói của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, một trong những điển tích hào hùng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của cha ông ta, thể hiện quyết tâm đánh giặc đến cùng để bảo vệ nền độc lập dân tộc nước nhà. Ông từng lập công lớn đốt cháy tàu L’Espérance (Hy vọng) của Pháp. |
Câu 2: Tàu chiến Hy Vọng bị đốt cháy trên sông nào?
Theo sách "Lịch sử Việt Nam", hai chiến công lừng lẫy của Nguyễn Trung Trực gồm đốt cháy tàu L’Espérance (tàu Hy vọng) của Pháp trên vàm sông Nhật Tảo (Nhựt Tảo) ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16/6/1868. |
Câu 3: Nhận xét nào chính xác về Nguyễn Trung Trực?
Với trận Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực là nhà cầm quân đầu tiên ở Việt Nam đánh chìm được chiến hạm của quân đội Pháp. Ở trận tập kích đồn Rạch Giá, ông là thủ lĩnh nghĩa quân duy nhất ở đất Nam kỳ đánh chiếm lại được trung tâm tỉnh lỵ sau khi thực dân Pháp thôn tính 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ. |
Câu 4: Nguyễn Trung Trực quê gốc ở đâu?
Nguyễn Trung Trực quê ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ngày nay. Ông nội Nguyễn Trung Trực chuyển vào vùng đất Nam Bộ sinh sống. |
Câu 5: Nguyễn Trung Trực là người có biệt tài nào?
Ông là con trưởng trong gia đình có tám anh em. Lúc nhỏ, ông hiếu động, thích học võ, lớn lên là người khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, can đảm, mưu lược. |
Câu 6. Nguyễn Trung Trực từng được giao trấn giữ vùng đất nào?
Theo sách "Lịch sử Việt Nam", sau lần đốt tàu L’Espérance của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu trên địa bàn các tỉnh Gia Định và Biên Hòa. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy, trấn giữ đất Hà Tiên (Kiên Giang ngày nay). Ông chưa kịp đến nơi, tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất. |
Câu 7. Căn cứ kháng chiến cuối cùng của Nguyễn Trung Trực trước khi ông bị bắt?
Theo Cổng thông tin điện tử Phú Quốc, sau nhiều trận đánh nhau với quân Pháp, Nguyễn Trung Trực ra đảo Phú Quốc lập căn cứ chiến đấu lâu dài nhưng không may ông bị thực dân Pháp bắt được. Ngày 27/10/1968, ông bị hành hình tại chợ Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang. |
Câu 8. Vua triều Nguyễn nào làm thơ truy điệu Nguyễn Trung Trực?
Biết tin Nguyễn Trung Trực hy sinh, vua Tự Đức sai hoàng giáp Lê Khắc Cẩn làm lễ truy điệu, đọc bài thơ chính vua ngự phê, sắc phong ông làm Thượng Ðẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá, nơi ông đã hiên ngang thà chịu chết chớ không đầu hàng Pháp. |