Câu 1. Trạng nguyên nào của nước ta viết tên 100 danh thần Trung Quốc chỉ bằng hai câu thơ?
Năm 1667, Nguyễn Quốc Trinh đi sứ phương Bắc, được vua Thanh mời thi viết tên 100 danh thần của Trung Quốc với sứ Cao Ly. Trong khi sứ Cao Ly cặm cụi viết, ông chỉ ngồi chơi, lúc gần xong ông mới viết hai câu thơ: “Cửa Khổng có bảy mươi hai hiền nhân / Vân Đài ghi hai mươi tám tướng giỏi”. Hai câu thơ ngắn vừa đủ 100 danh thần Trung Quốc, vua Minh khâm phục, phong ông làm Lưỡng quốc danh thần. |
Câu 2. Trạng nguyên nào từng đánh bại trạng cờ Trung Quốc?
Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng đức độ và tài giỏi. Trong chuyến đi sứ nhà Nguyên, thấy trên đường phố ở kinh thành có treo bảng “trạng cờ”, ông đã vào chơi thử. Cuối cùng, ông đã giành thắng lợi trước trạng cờ phương Bắc. |
Câu 3. Ai mắng vua Thanh “ếch ngồi đáy giếng” vẫn được phong là Lưỡng quốc khôi nguyên?
Nguyễn Đăng Cảo (1619 - ?) là một trong những thám hoa nổi tiếng trong sử Việt. Ông là người trung thực, cương nghị, thẳng thắn, không sợ cường quyền. Khi vua Khang Hy của nhà Thanh có ý xúc phạm nước ta, ông đã ví hoàng đế này “ếch ngồi đáy giếng”. Dù vậy, nhờ tài năng kiệt xuất, ông vẫn được vua Thanh phong làm Lưỡng quốc khôi nguyên. |
Câu 4. Nhân tài duy nhất của đất Việt từng được phong làm Lưỡng quốc thám hoa?
Phan Kính (1715-1761), quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh, đỗ thám hoa dưới triều vua Lê Hiển Tông. Sau này, khi đi sứ Trung Quốc, vua Thanh quý mến tài năng, đã phong ông làm Lưỡng quốc đình nguyên Thám hoa. |
Câu 5. Người Việt nào từng mắng thẳng mặt vua Hán Vũ Đế vẫn được cử làm quan Thái thú quận Kim Thành?
Trương Trọng là tiểu lại của quận Nhật Nam dưới thời Bắc thuộc. Năm 78, ông thay mặt quan Thái thú Nhật Nam sang chầu vua Hán. Khi bị vua Hán Chương Đế khinh miệt cá nhân ông và người Việt, ông đã đối đáp thẳng thừng, khiến vua Hán bẽ mặt trước quần thần. Dù rất tức, phục tài Trương Trọng, vua Hán cuối cùng cũng phải phong ông làm thái thú quận Kim Thành. |
Câu 6. Vị quan nào từng 7 lần đi sứ?
Thượng thư Vũ Huy Tấn là nhà ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử nước ta. Dưới thời trị vì của nhà Tây Sơn, Vù Huy Tấn không chỉ được tin cậy giao những chức vụ quan trọng mà còn có đến 7 lần được cử đi sứ phương Bắc. |
Câu 7. Nhà ngoại giao nào của nước ta nổi tiếng với chuyến đi sứ kéo dài tới 18 năm?
Lê Quang Bí, người Hải Dương ngày nay, là đại thần dưới triều nhà Mạc. Năm 1548, vua Mạc Phúc Nguyên cử đi sứ phương Bắc nhưng vì chiến tranh Trịnh - Mạc khiến ông mất liên lạc với triều đình, thư từ không chuyển được, khiến chuyến đi sứ của ông kéo dài tới 18 năm. |
Câu 8. Vị sứ thần nào có công đưa giống ngô và vừng về nước ta?
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan là nhân tài tiêu biểu của nước ta dưới trong thời phong kiến. Dưới thời Lê - Trịnh, ông được cử đi sứ phương Bắc, sau đó đem giống vừng và ngô về cho nhân dân ta trồng. |