Câu 1. Chiến dịch nào được xem là “đoàn trinh sát chiến lược” trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975?
Chiến dịch giải phóng đường số 14 - Phước Long (13/12/1974 - 6/1/1975) chính là đòn “trinh sát chiến lược”, chứng tỏ chính quyền Nguỵ đã suy yếu, tạo điều kiện cho ta quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975. |
Câu 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 gồm mấy chiến dịch lớn?
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bao gồm 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh (giải phóng Sài Gòn -Gia Định). |
Câu 3. Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra trong khoảng thời gian nào?
Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ 26/4 đến 30/4/1975. Trong chiến dịch này, quân ta đã tấn công vào sào huyệt cuối, buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. |
Câu 4. Ai ngồi trên xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975?
Xe tăng 390, thuộc đại đội 4, Tiểu đoàn tăng 1, Lữ đoàn xe tăng 203 nằm trong đội hình chiến đấu của Quân đoàn 2 với các thành viên: Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên, Nguyễn Văn Tập và Lê Văn Phượng. |
Câu 5. Tổng thống nào của Việt Nam Cộng hòa đọc bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện?
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đã đọc bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. |
Câu 6. Tại thời điểm tuyên bố đầu hàng, Dương Văn Minh làm tổng thống được bao lâu?
Dương Văn Minh lên làm tổng thống từ ngày 28/4/1975, tức chỉ hai ngày trước khi đầu hàng chính quyền cách mạng. |
Câu 7. Ai là người đã viết lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh?
Đại tá Bùi Văn Tùng (quê Hải Châu, TP. Đà Nẵng) là người viết lời đầu hàng cho Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh trong ngày 30/4/1975. |
Câu 8. Lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh được đọc ở đâu?
Lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh được đọc tại Đài Phát thanh Sài Gòn. Đây là đài tiếng nói của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. |