Năm năm nội chiến Syria đã biến Aleppo - thành phố cổ tráng lệ và trung tâm thương mại của cả nước - trở thành đống đổ nát.
|
Aleppo là một trong những thành phố có cư dân sinh sống lâu đời nhất trên thế giới, khoảng 6.000 năm trước Công nguyên. Kiến trúc của Aleppo ngày nay là chứng tích cho hàng chục triều đại trong lịch sử, gần nhất là đế chế Ottoman. Năm 1986, UNESCO công nhân thành cổ Aleppo là di sản văn thế giới. Cuộc nội chiến 5 năm qua ở Syria đẩy thành phố vào thảm cảnh bom đạn, vũ khí hóa học và các cuộc không kích.
Ảnh: Reuters. |
|
Dưới triều đại Abbasid vào thế kỷ thứ 8, Aleppo trở thành trung tâm văn hóa chính của cả khu vực. Lối kiến trúc pha trộn nhiều phong cách cho thấy vai trò của thành phố này như một trục quan trọng của quá trình phổ biến kiến thức và văn hóa trong hơn 12 thế kỷ. Các công trình cổ của Aleppo là kết hợp của kiến trúc thời đế quốc Đông La Mã, kiến trúc Hồi giáo và cả Cơ đốc giáo. Ảnh: AFP.
|
|
Là trung tâm văn hóa và thương mại, Aleppo đã thu hút nhiều học giả lớn trong lịch sử, trong số đó có triết gia người Iran Shahab ad-Din Sohrawardi. Trong ảnh, trường thánh Al-Shibani trước và sau khi cuộc nội chiến nổ ra. Ngôi trường Hồi giáo này được xây dựng từ thế kỷ 12 và nằm ở trung tâm phố cổ của Aleppo. Vào thế kỷ 19, tòa nhà này thuộc quần thể trường đại học đầu tiên của Aleppo. Ảnh: Reuters. |
|
Trong thời kỳ hoàng kim của Con đường Tơ lụa từ thế kỷ 12-15, Aleppo là một trong những thành phố lớn nằm dọc theo đó và trở thành điểm trao đổi lụa và gốm Trung Hoa, bông Trung Á, gia vị Ấn Độ, pha lê và thủy tinh Italy, đồ kim loại từ Ba Tư và Iraq, hương liệu từ Zanzibar và vùng Viễn Đông... Trong ảnh, thành cổ Aleppo khi còn điểm du lịch và lúc chỉ còn trơ lại các chiến binh của lực lượng nổi dậy tại Syria. Ảnh: Reuters.
|
|
Thánh đường Umayyad ngày còn sáng đèn và lúc đã biến thành một khu nhà đổ nát. Umayyad, hay Đại thánh đường Aleppo, được xem là nơi đặt trò cốt của Zechariah, cha John Baptist - nhà tiên tri và là người giảng đạo xuất hiện trong kinh thánh của cả Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Tòa nhà Thánh đường Umayyad được xây dựng từ khoảng thế kỷ 11-14. Ảnh: Reuters.
|
|
Sau khi nội chiến nổ ra, ngày 13/10/2012, thánh đường bị hư hỏng nặng nề vì trận giao tranh giữa quân đội Syria và nhóm nổi dậy Quân đội Giải phóng Syria. Chính phủ Syria sau đó cho sửa sang lại thánh đường này. Đến đầu năm 2013, quân nổi dậy lại chiếm lấy thánh đường Umayyad, nơi đây trở thành bãi chiến trường khi quân đội chính phủ chỉ đóng cách đó 200 m. Ảnh: Reuters. |
|
Tháng 4/2014, Liên Hợp Quốc thông báo sẽ ngừng đếm số người chết tại Syria vì không đủ dữ liệu, con số lúc đó là 250.000. Đến tháng 4/2016, Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về tình hình Syria, ông Staffan de Mistura, cho biết ước tính của riêng ông là 400.000 người đã thiệt mạng. Ảnh: Reuters. |
|
Aleppo trước chiến tranh còn là trung tâm thương mại lớn nhất Syria với dân số gần 2 triệu người. Ngày nay, những trung tâm mua sắm của Aleppo chỉ còn đống đổ nát, trong khi người dân của thành phố sầm uất này trở thành những người tị nạn khốn khổ. Ảnh: AFP.
|
|
Abu al-Leith, phát ngôn viên lực lượng cứu hộ Mũ Bảo hiểm Trắng bên trong Aleppo, cho hay ông buộc phải rời bỏ nhà cửa vì cường độ các cuộc tấn công quá lớn. “Người dân dưới đống đổ nát đầy trên phố. Họ đang chết dần”, ông nói. Ảnh: Reuters.
|
|
Cuối năm 2016, thời điểm giao tranh giữa quân đội chính phủ và các lực lượng nổi dậy lên đến đỉnh điểm cũng là lúc các dịch vụ y tế biến mất khỏi Aleppo. Các bệnh viện lần lượt bị trúng bom. Đến tháng 10, cả Aleppo chỉ còn 35 bác sĩ. Ảnh: AFP.
|
|
Liên Hợp Quốc miêu tả cuộc sống của người dân Aleppo hiện nay "như trong địa ngục". Ngày 22/12, chính phủ Syria tuyên bố đã kiểm soát hoàn toàn Aleppo, bước ngoặc cho 5 năm nội chiến tại đất nước này. Các bên liên quan đang kêu gọi chính phủ Syria tạo điều kiện để cứu trợ nhân đạo đến được với người dân bên trong Aleppo. Ảnh: AFP. |
Aleppo bị phá hủy vì nội chiến
Liên Hợp Quốc
Trung Đông
Iran
Aleppo
Syria
nội chiến
nội chiến Syria