Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Âm thanh kỳ lạ từ CĐV Morocco trên khán đài World Cup

Ngay cả những người hâm mộ xem bóng đá tại nhà cũng nghe thấy tiếng huýt sáo vang vọng tại các trận đấu World Cup có sự góp mặt của đội tuyển Morocco.

World Cup 2022 đánh dấu lần đầu tiên Morocco vượt qua vòng 1/8. Ảnh: The Peninsula Qatar.

Morocco chắc chắn đã gây chấn động World Cup 2022, đặc biệt sau chiến thắng 3-0 trước Tây Ban Nha ở vòng 16 đội.

Ngoài cú panenka của Hakimi và công cản phá 3 quả phạt đền của Yassine Bounou, có một thứ khác thu hút sự chú ý: tiếng huýt sáo.

Ngay cả những CĐV theo dõi World Cup 2022 qua màn ảnh nhỏ cũng có thể nhận ra âm thanh này, chứng minh rằng nó đủ lớn đến mức không bị lẫn vào tiếng hò reo, kèn trống phấn khích của đám đông trên sân vận động.

Morocco anh 1

Hai cầu thủ Hakim Ziyech và Romain Saïss ăn mừng chiến thắng trước Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters.

Theo Sporting News, tiếng huýt sáo của CĐV Morocco thường xuất hiện hoặc tăng lên vào thời điểm đối thủ chạm bóng.

Âm thanh được coi là một chiến thuật của người hâm mộ nhằm bày tỏ sự không hài lòng và khao khát muốn loại bỏ đối thủ, cũng như tạo ra không khí căng thẳng làm gián đoạn giao tiếp trên sân giữa các cầu thủ đội bạn và ban HLV của họ.

Bên cạnh đó, âm thanh này cũng được sử dụng để thể hiện thái độ không thích tới một cầu thủ hay HLV cụ thể, hoặc không hài lòng với quyết định được cho là sai lầm của trọng tài.

Có một ngoại lệ dành cho tiếng huýt sáo. Khi trận đấu đến hồi kết thúc và đội nhà đang giành phần thắng, CĐV sẽ đồng thanh huýt sáo để khuyến khích trọng tài thổi còi kết thúc.

Không chỉ riêng Morocco, tiếng huýt sáo cũng được người hâm mộ bóng đá tại một số nơi khác trên thế giới sử dụng, như khu vực châu Mỹ Latin và Bắc Phi. Trong khi đó, kiểu cổ vũ lại không phổ biến ở Bắc Mỹ hay Vương quốc Anh. Người hâm mộ tại đây thường la ó để bày tỏ sự tức giận.

Morocco anh 2

Một số CĐV Tunisia huýt sáo khi quốc ca Pháp vang lên đầu trận đấu hôm 30/11. Ảnh: Hannah Mckay/Reuters.

Không ít tranh cãi liên quan đến tiếng huýt sáo từng xảy ra trong lịch sử bóng đá thế giới.

Gần đây, trong trận đấu vòng bảng World Cup 2022 giữa đội tuyển Tunisia và Pháp ngày 30/11, một số CĐV Tunisia đã huýt sáo khi quốc ca Pháp vang lên, theo Times of India.

Trước đó, cũng chính các fan đội tuyển quốc gia Tunisia làm điều tương tự trong trận giao hữu với Pháp năm 2008. Hành vi này đã dẫn đến phản ứng tức giận của Tổng thống Pháp lúc bấy giờ là Nicolas Sarkozy.

Ông đã triệu tập Liên đoàn bóng đá Pháp và yêu cầu không tổ chức thêm bất kỳ trận đấu nào trên đất Pháp với các đội tuyển quốc gia của những nước thuộc địa cũ ở Bắc Phi.

Trở lại với World Cup 2022, tiếng huýt sáo dự kiến trở lại, thậm chí vang lớn hơn trong trận tứ kết giữa Morocco và Bồ Đào Nha.

Đây là lần đầu tiên Morocco vượt qua vòng 16 đội ở giải bóng đá lớn nhất hành tinh. Họ cũng là đội tuyển châu Phi thứ 4 trong lịch sử góp mặt ở tứ kết một kỳ World Cup sau Cameroon (1990), Senegal (2002) và Ghana (2010).

Trong lịch sử, chưa đội tuyển nào từ lục địa đen vào đến bán kết. Do đó, Morocco sẽ một lần nữa tạo kỳ tích nếu giành chiến thắng tối 10/12, theo Guardian.

Tình bạn đặc biệt của Luka Modric và tiền vệ Brazil

Trước khi chạm trán với tư cách đối thủ trong trận đấu hôm 9/12, Modric (Croatia) và Casemiro (Brazil) là những người anh em từng gắn bó lâu năm trong cùng một đội bóng.

Nhà có nhiều cột

Bình đẳng giới không phải là đưa phụ nữ ra khỏi nhà và đẩy đàn ông quay trở lại căn bếp. Xã hội nên là nơi mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào. Mục Đời Sống giới thiệu tới độc giả cuốn Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng. Tác phẩm được hy vọng mang đến cho người đọc những nhận thức cơ bản về vấn đề bình đẳng giới và chất liệu cho các thảo luận về giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm