Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?

Ăn hoặc uống đồ ngọt quá nhiều có thể dẫn đến bệnh tim mạch, gout, tiểu đường, béo phì… Chuyên gia chỉ ra lượng đường mỗi người nên ăn trong ngày.

Chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 50 gram đường/ngày. Ảnh: American Heart Assiciation.

Ý tưởng về việc đường có những tác hại “chua chát” không còn quá xa lạ. Ăn quá nhiều đồ ngọt gây tích tụ mỡ nội tạng, huyết áp và cholesterol cao, béo phì…

Nhân viên y tế khuyến cáo một người trưởng thành không nên để đường chiếm quá 10% lượng calories mỗi ngày. Trung bình, người lớn tiêu thụ 2.000 calories/ngày và được khuyến khích ăn không quá 50 gram đường/ngày.

Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.

Ngược lại, nước ngọt cung cấp cho cơ thể lượng đường vượt mức được khuyến khích. Ví dụ, một chai Coca-Cola 600 ml chứa 65 gram đường bổ sung. “Nói cách khác, nếu ngày nào bạn cũng uống một chai nước ngọt, cơ thể sẽ không chịu đựng được”, TS Jessica Tilton, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Trường Đại học Texas, giải thích với The Health.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ đặt giới hạn chặt chẽ hơn với lượng đường tiêu thụ mỗi ngày ở mốc 6%. Nói cách khác, phụ nữ không nên ăn quá 25 gram đường/ngày và đàn ông không nên ăn quá 36 gram/ngày.

Người Mỹ tiêu thụ trung bình 67 gram đường/ngày. Gần 2/3 trong số đó là đường hóa học trong nước ngọt, đồ ăn vặt, bánh kẹo. Các sản phẩm tưởng chừng “vô hại” như gói gia vị, nước xốt mì Ý, granola… cũng chứa nhiều đường.

TS Tilton giải thích cơ thể người chuyển hóa đường hóa học khác với đường tự nhiên. Đường hóa học được sử dụng để tạo năng lượng tức thời và nhanh chóng được chuyển thành chất béo dự trữ. Trong khi đó, đường tự nhiên sẽ được giải phóng và tiêu thụ chậm rãi, ít bị chuyển thành mỡ thừa. Loại đường này có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch, xương khớp, tiêu hóa và góp phần tạo chế độ ăn cân bằng.

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng không dễ xây dựng và duy trì như nhiều người vẫn tưởng, theo TS Tilton. “Lời khuyên tốt nhất của tôi là hãy ăn ít đường hơn”, bà nói thêm con người chỉ cần tiêu thụ thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau, ngũ cốc… là có thể cung cấp đủ đường cho cơ thể.

Ăn ngọt có thật sự là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, việc thường xuyên ăn đồ ngọt chỉ là một trong các yếu tố nguy cơ.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Hạ Đan

Bạn có thể quan tâm