Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ đón Tết nhiều màu sắc nhất

Hàng năm, người Ấn Độ và Nepal theo Ấn giáo đón Tết mùa xuân của mình, Lễ hội Holi, vào khoảng trung tuần tháng ba Dương lịch, ngày trăng tròn của tháng Phalgun theo lịch Hindu.

Ấn Độ là nước ăn Tết nhiều nhất. Mặc dù hình thức và thời gian tổ chức năm mới ở các vùng của Ấn Độ khác nhau, tất cả đều tuân thủ nguyên tắc chung là vào ngày này, ai cũng tỏ ra vui vẻ và đặc biệt là rất quan tâm tới mọi người xung quanh.

Lễ hội Holi ở Ấn Độ.
Lễ hội Holi ở Ấn Độ.

Lễ hội Holi, còn được gọi là “Lễ hội sắc màu”, là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người Hindu và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Ấn Độ. Đây là dịp để mọi người tổ chức ăn mừng mùa xuân, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, và chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Vào dịp này, những người tham gia lễ hội sẽ ném bột màu pha với nước vào bạn bè, gia đình và thậm chí cả người lạ.

Châu Á đón Tết

Tết là dịp lễ quan trọng đối với các quốc gia như Hàn Quốc, Mông Cổ, Bhutan và Nhật Bản. Hòa vào không khí Tết rộn ràng, các quốc gia này đón chào năm mới với phong tục độc đáo.

Người nào càng nhận được nhiều màu càng may mắn, các màu sắc khác nhau trong lễ hội sẽ tượng trưng cho một năm mới đầy màu sắc đang đến. Ngoài ra, lễ hội này còn mang một ý nghĩa nhân văn khác, mọi người khi ném bột vào nhau là để thể hiện sự tự do và không phân biệt giai cấp vốn tồn tại trong xã hội Ấn Độ.

Người Ấn cắt móng tay, móng chân quẳng vào lửa cùng với những vật bỏ đi khác của năm cũ. Những cuộc vui và tiệc Tết rất linh đình trong tiếng reo hò "Holi hai!” (Lễ hội sắc màu) và men rượu khang ép từ lá cây.

Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, người Ấn quan niệm rằng năm mới được đón thế nào thì sẽ diễn ra như thế.

Phong tục đón năm mới của người Ấn Độ rất phong phú và đa dạng.
Phong tục đón năm mới của người Ấn Độ rất phong phú và đa dạng.

Cũng giống như Việt Nam, Tết cổ truyền ở các nước châu Á luôn là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ, sum họp trong sự hoà thuận, yêu thương. Đây cũng là dịp để mọi người ăn ngon mặc đẹp, vui chơi lễ hội đón xuân và chúc phúc cho nhau. Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc trưng riêng trong văn hoá Tết, song có điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ - một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông.

http://phunuonline.com.vn/the-gioi/the-gioi-quanh-ta/an-do-don-tet-nhieu-mau-sac-nhat/a137798.html

Theo Phong Nha / Báo Phụ Nữ Online

Bạn có thể quan tâm