Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ lần đầu đón du khách nước ngoài sau 18 tháng đóng cửa

Khách du lịch nước ngoài có thể ghé thăm đền Taj Mahal và Rajasthan lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020. Đây là động thái nhằm khôi phục ngành du lịch của Chính phủ Ấn Độ.

Chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ đón khách du lịch nước ngoài trở lại từ ngày 15/10 sau hơn một năm đóng cửa vì dịch Covid-19.

Theo CNN, người nước ngoài trên các chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến) dành riêng cho du khách của một hãng lữ hành, sẽ được cấp thị thực du lịch khi đến Ấn Độ. Trong khi đó, những chuyến bay khác phải chờ đến sau ngày 15/11.

"Tất cả các bên liên quan bao gồm khách du lịch nước ngoài và doanh nghiệp lữ hành phải tuân thủ những quy định về phòng chống dịch Covid-19 ở Ấn Độ", Bộ Nội vụ nước này nhấn mạnh.

An Do mo cua sau 18 thang anh 1

Khách du lịch nước ngoài được phép đến Ấn Độ từ ngày 15/10. Ảnh: National Geographic.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh quốc gia Nam Á đã thực hiện đón khách nước ngoài theo diện ngoại giao, công tác và du học sinh cách đây vài tháng.

Trước đó, Ấn Độ đã cấm tất cả khách du lịch quốc tế đến nước này khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 3/2020.

Đến tháng 4 và tháng 5, đất nước 1,3 tỷ dân phải hứng chịu làn sóng Covid-19 lần thứ 2 với 400.000 ca nhiễm và 4.000 người tử vong mỗi ngày. Các bệnh viện trở nên quá tải vì có hơn 200.000 người chết trong khoảng thời gian 10 tuần, dù con số thực tế có thể cao hơn nhiều, theo South China Morning Post.

Số ca nhiễm tăng chóng mặt được cho là do sự lây lan của biến thể Delta và việc Chính phủ Ấn Độ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế khi cho phép tổ chức nhiều sự kiện thể thao và lễ hội tôn giáo lớn.

An Do mo cua sau 18 thang anh 2

Tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ tạm thời lắng xuống trong thời gian qua. Ảnh: South China Morning Post.

Nhưng tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ tạm lắng dịu khi chỉ còn khoảng 20.000 ca nhiễm mới và 200-300 người tử vong mỗi ngày trong những tuần gần đây. Hơn 250 triệu người đã tiêm chủng đầy đủ 2 liều vaccine, mặc dù con số này chỉ tương đương với khoảng 20% dân số Ấn Độ.

Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo quốc gia Nam Á có thể phải hứng chịu làn sóng Covid-19 mới trong thời gian tới.

Nền kinh tế Ấn Độ đã phải gánh chịu đợt sụt giảm nặng nề do hậu quả của đại dịch Covid-19, khiến hàng triệu người dân rơi vào cảnh đói nghèo. Đặc biệt, việc nước này đóng cửa vào tháng 3/2020 dẫn đến hàng chục triệu người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức không có việc làm chỉ sau một đêm.

Trước đại dịch, du lịch là lĩnh vực rất quan trọng với nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á khi đóng góp 10% GDP, theo South China Morning Post.

"Đây là điều đáng khích lệ cho ngành du lịch. Chúng tôi hy vọng du lịch trong nước dần quay trở lại ở mức độ nào đó nhằm mang lại cảm giác nhẹ nhõm cho các bên liên quan", Rajiv Mehra, Chủ tịch Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch, hoan nghênh quyết định của Chính phủ Ấn Độ.

An Do mo cua sau 18 thang anh 3

Đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu người Ấn Độ rơi vào cảnh "màn trời, chiếu đất". Ảnh: timesofindia.

Tổ chức Du lịch Thế giới cho biết những nước ở châu Âu và châu Mỹ đã đón khoảng 54 triệu lượt khách du lịch vào tháng 7. Con số này đã tăng 58% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng vẫn giảm 67% so với tháng 7/2019. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7, lượng khách quốc tế cũng giảm 80% so với mức được ghi nhận vào năm 2019.

Tại châu Á, Indonesia thông báo Bali sẽ mở cửa đón khách du lịch quốc tế vào tuần tới, trong khi Thái Lan khẳng định du khách đã tiêm chủng đầy đủ có thể đặt phòng tại thiên đường Phuket.

10 khu phố thú vị nhất thế giới năm 2021

Time Out - tạp chí chuyên về ẩm thực, du lịch toàn cầu - đã bình chọn Top 10 khu phố thú vị trên thế giới, theo khảo sát từ 27.000 du khách và đội ngũ biên tập viên toàn cầu.

Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen

Tại Yemen, các tòa nhà được xây dựng bằng vật liệu tự nhiên, vững bền theo thời gian và thích hợp với khí hậu khô nóng trên bán đảo Ả Rập.

Viên ngọc bị ẩn giấu của đế chế La Mã

Leptis Magna đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ vì xung đột và chiến tranh ở Libya. Nhưng tàn tích của La Mã đang dần hồi sinh sau một năm không còn bom đạn trên quốc gia Bắc Phi.

Hiểu Phong

Bạn có thể quan tâm