Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ăn nhiều bánh kẹo ngày Tết, làm gì để tránh sâu răng?

Tết là dịp trẻ được ăn nhiều bánh kẹo, chế độ sinh hoạt thất thường. Nếu cha mẹ lơ là có thể khiến bé gặp nhiều vấn đề răng miệng.

Việc cần làm ngay để cứu sống con khi bị hóc hạt Ngày Tết, trẻ tiếp xúc nhiều với các loại hạt nên nguy cơ hóc tăng cao. Dị vật có trong đường thở quá lâu có thể khiến bé ngừng thở, suy hô hấp,...

Theo bác sĩ Trịnh Hồng Sơn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, răng miệng là bộ phận đầu tiên của hệ thống tiêu hóa đảm nhiệm việc nhai và nghiền thức ăn, nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi ăn, nhai kỹ giúp ngon miệng, làm quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn dễ dàng.

Khi mắc bệnh răng miệng, miệng trẻ thường bị hôi, ăn uống kém do đó dễ bị biếng ăn, nặng hơn có thể mất ngủ, gầy sút nhanh nếu kéo dài có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu mất răng sẽ phát âm không chuẩn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập trong lứa tuổi học sinh.

Tết là dịp trẻ được ăn nhiều bánh kẹo, chế độ sinh hoạt thất thường. Nếu cha mẹ lơ là có thể khiến bé gặp nhiều vấn đề răng miệng, tổn hại nhanh chóng. 

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bảo vệ răng cho trẻ trong những ngày Tết:

Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo

Cha mẹ không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường quá thường xuyên. Đặc biệt, những loại như kẹo mút, chocolate, kẹo dẻo, mứt trái cây,... làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều acid có hại cho răng. Trẻ dễ bị sâu răng nếu không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ.

cach cham soc rang mieng cho be ngay Tet anh 1
Trẻ dễ bị sâu răng nếu không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Ảnh: Kidshealth

Bạn có thể cho trẻ ăn đồ ngọt vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày như sau bữa tráng miệng. Đồ ăn cung cấp cho trẻ chỉ với một lượng nhỏ (1 thanh chocolate nhỏ, 2 miếng bánh ngọt hoặc 1 que kem nhỏ) kèm theo vài lát trái cây. Nếu bé đòi nhiều hơn, cha mẹ cần kiên quyết và nói với bé ngày mai sẽ được ăn thêm, hôm nay chỉ như vậy là đủ rồi.

Giảm các loại nước hoa quả, giải khát đóng chai

Thay vì cho trẻ uống các loại nước hoa quả, nước giải khát đóng chai, có chứa đường, bạn có thể cho trẻ uống sữa. Nước ngọt có đường khiến vi khuẩn ở các mảng bám hoạt động mạnh, cùng với cacbohydrate có trong nước ngọt khiến cho răng trẻ dễ bị sâu. Càng uống nhiều nước ngọt, càng dễ hư men răng.

Dùng trái cây tươi để tráng miệng

Ăn trái cây tươi tráng miệng sau các bữa ăn chính giúp trẻ phòng ngừa các bệnh răng miệng. Trái cây nhiều chất xơ giúp cho việc làm sạch răng nướu trong quá trình ăn nhai, đồng thời cung cấp các vitamin có lợi cho sức khỏe. 

Uống nước sau mỗi bữa ăn

Cha mẹ nên đặt cạnh bé một ly nước để uống sau khi bữa ăn kết thúc. Chỉ cần một ít nước cũng có thể rửa sạch răng cho bé, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng. Ngày Tết, bé ăn vặt nhiều hơn, sau mỗi lần ăn, bạn nên nhắc nhở con uống nước để làm sạch miệng. 

Tạo thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên

Phụ huynh nên hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên từ sớm, tạo cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa và đánh răng sau mỗi bữa ăn chính. Những ngày đầu, việc hướng dẫn trẻ không dễ dàng, cha mẹ nên kiên nhẫn khi trẻ khó chịu và la khóc. Trong trường hợp này, người lớn cần cứng rắn, giải thích cho trẻ biết tầm quan trọng của việc giữ sạch răng miệng. 

Mẹo đơn giản giúp đánh bay mùi hôi miệng

Trung bình, cứ 4 người thì có 1 người thường xuyên gặp vấn đề với hơi thở khó chịu từ miệng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự tự tin và giao tiếp.


Phương Anh

Bạn có thể quan tâm