Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ăn thịt lợn, cẩn thận mắc bệnh chết người

Lượng thịt lợn tiêu thụ trong những ngày Tết tăng cao, vì vậy bạn cần tránh mắc bệnh vì ăn nhầm thực phẩm bẩn.

Ngày Tết, thịt lợn được sử dụng nhiều. Trong đó, nhiều món làm từ thịt lợn tái khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh. Một trong những bệnh nguy hiểm từ thịt lợn chưa chín là bệnh liên cầu lợn.

Bệnh do liên cầu lợn (Streptococcus suis) có ít nhất 3 týp, nhiều týp sống bình thường trên lợn mà không gây bệnh, nhưng phổ biến nhất là týp 2 gây bệnh cho lợn và có thể lây sang người.

Vi khuẩn có thể tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và cả những con ruồi, nhặng trong một thời gian dài. Vi khuẩn cư trú ở amidal và mũi lợn khoẻ có thể tới một năm. 

Trong một đàn lợn lây truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, tiêu hoá, máu. Người bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, ăn thịt lợn bị bệnh, ăn tiết canh, cũng có thể bị lây qua các vết xước.

Để phòng bệnh, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo: Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hoá chất như Phenol, Iốt, hypochlorid, axit phenic 3-5%, formol 5%.

Đối với người tiêu dùng, nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết, phù nề thì không nên ăn vì chắc chắn đó là lợn bị bệnh. Đặc biệt phải ăn thịt đã nấu chín, không ăn thịt tái hoặc sống. Tuyệt đối không nên ăn thịt lợn ốm, đặc biệt là tiết canh.

Một bệnh khác mà người dễ lây từ lợn là bệnh tai xanh. Bệnh do virus LeLystad. Virus có cấu trúc ARN, thuộc họ Togaviridae, gần giống virus gây viêm khớp ở ngựa (EAV), virus gây sốt xuất huyết trên khỉ, Lactic Dehydrogenase virus của chuột (LDH).

Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào năm 1997 trên đàn lợn nhập từ Mỹ (10/51 con có huyết thanh dương tính). Virus có trong nước mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu), phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường. 

Lợn mẹ mang trùng, virus có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi và virus cũng được thải qua nước bọt và sữa. 

Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn điều trị tại BV Nhiệt đới TW.

Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn điều trị tại BV Nhiệt đới TW.

Lợn trưởng thành có thể bài tiết bài tiết virus trong vòng 14 ngày trong khi đó lợn con và lợn choai thải virus tới 1-2 tháng. Virus có thể phát tán qua việc vận chuyển lợn mang trùng, theo gió (có thể đi xa 3km), bụi, nước bọt và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, qua thụ tinh nhân tạo và có thể qua một số loài chim hoang.

Rối loạn cơ bản của lợn khi bị bệnh là hô hấp và sinh sản, nhưng những rối loạn này sẽ hết sau một thời gian ngắn, bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chỉ trong vòng 1 tháng lợn mắc bệnh tai xanh sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, do môi trường chăn nuôi của Việt Nam không sạch, việc tiêm phòng vacxin lại chưa đầy đủ nên khi lợn bị nhiễm virus lợn tai xanh thì những mầm bệnh tiềm ẩn trong môi trường và bản thân lợn sẽ tấn công và gây ra những bệnh khác.

Hiện nay, người ta cho rằng, lợn chết nhiều khi bị bệnh lợn tai xanh là do các mầm bệnh “kế phát” gây ra. Do tỉ lệ tử vong ở loại virus lợn tai xanh thể độc lực cao là rất lớn, dịch tai xanh trở thành một hiểm họa lớn đối với ngành chăn nuôi.

Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh được rằng, bệnh lợn tai xanh có thể lây lan trực tiếp sang người. Song ở đây, mối nguy hiểm mà dịch tai xanh mang lại cho con người chính là ở loại liên cầu khuẩn có khả năng lây sang người, xuất hiện khi hệ miễn dịch của lợn bị suy giảm do bị nhiễm virus lợn tai xanh.

Hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis, 24 giờ sau khi lây nhiễm toàn cơ thể, người bệnh đột ngột đen xì và tử vong, hầu như không thể cứu chữa được.

http://vtc.vn/an-thit-lon-can-than-mac-benh-chet-nguoi-nay.321.539997.htm

Theo Nam Anh/Báo VTC News

Bạn có thể quan tâm