Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ảnh hưởng của thuốc đến sức khỏe răng miệng

Nhiều loại thuốc hoặc chế phẩm, bao gồm cả vitamin, chất khoáng và thảo mộc, có thể có ảnh hưởng xấu lên sức khỏe răng miệng của bạn.

Dưới đây là một vài tác dụng phụ thường gặp của việc dùng thuốc:

Vị giác bị ảnh hưởng

Dùng thuốc đôi khi khiến bạn ăn không ngon miệng. Một số thuốc có thể gây vị đắng, vị kim loại... Trong số này có thuốc tim mạch, chất kích thích thần kinh trung ương, thuốc kháng viêm không steroid, chất xông hô hấp và các sản phẩm giúp bỏ thuốc lá như miếng dán da nicotine.

Thuốc có thể làm mất ngon miệng.
Thuốc có thể làm mất ngon miệng.

Mô mềm phản ứng

Một số thuốc có thể gây ra hoặc làm tăng thêm cảm giác đau trong miệng, viêm hoặc sự đổi màu của mô mềm miệng. Những thuốc này bao gồm thuốc kiểm soát huyết áp, ức chế miễn dịch, thuốc tránh thai dùng đường miệng và một vài tác nhân hóa trị. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định một chế độ vệ sinh răng miệng đặc biệt để hạn chế những khó chịu do viêm hay loét miệng.

Cảm giác đau, khó chịu trong miệng.
Cảm giác đau, khó chịu trong miệng.

Chảy máu

Nhiều thuốc gây giảm khả năng đông, cầm máu, ví dụ như aspirin, heparin hay warfarin. Những thuốc này giúp ngăn ngừa đột quỵ hay bệnh tim mạch, nhưng cũng có thể gây ra những vấn đề chảy máu trong quá trình phẫu thuật miệng hoặc điều trị bệnh nha chu.

Nướu quanh chân răng dễ bị chảy máu khi dùng thuốc kháng đông.
Nướu quanh chân răng dễ bị chảy máu khi dùng thuốc kháng đông.

Khô miệng

Khô miệng là một tác dụng phụ có thể gặp khi dùng một số thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc làm thông mũi, thuốc giảm đau, thuốc cao huyết áp... Tình trạng khô có thể làm mô mềm dễ viêm và dễ nhiễm trùng hơn. Răng dễ bị sâu vì không có nước bọt bảo vệ.

Khô miệng , cảm giác rất khó chịu.
Khô miệng , cảm giác rất khó chịu.

Sâu răng

Trong các thuốc dạng lỏng, kẹo ho, vitamin, thuốc kháng a-xít và thuốc kháng nấm... thường có đường trong thành phần bào chế. Dùng thuốc có chất ngọt này dài hạn sẽ tăng nguy cơ bị sâu răng. Nhất là đối với trẻ em, uống thuốc dạng  sirô, như thuốc ho, sẽ đọng lại một lớp chất dính và ngọt trong miệng. Trẻ cũng nên súc miệng với nước sau mỗi lần uống thuốc.

Tiến triển của sâu răng.
Tiến triển của sâu răng.

Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đồng thời thông báo cho bác sĩ điều trị tất cả những loại thuốc đang dùng nhằm hạn chế tối đa những tác động không đáng có của thuốc lên sức khỏe, trong đó có sức khỏe răng miệng.

Liên hệ:

Công ty TNHH Nha Khoa Thẩm Mỹ AVA

Địa chỉ duy nhất: 31 Trần Khắc Chân, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM

Hotline: (08) 6288.7777 - 22.297.297

BS. Phạm Việt Hùng : 09.1615.7777

Email: info@benhvienthammy.com.vn

Website: http://benhvienthammy.com.vn

Công ty TNHH nha khoa thẩm mỹ Việt Hưng

Địa chỉ: 17-19 Lê Văn Việt - P.Hiệp Phú - Q9 - TP.HCM

Hotline: 08.6279 1111- 08.6672 1111 - 093326 1111

Website: http://nhakhoaviethung.vn

Nha khoa Nét Việt - Phú Nhuận

Địa chỉ: 152 - Đặng Văn Ngữ - Q.Phú Nhuận - TP.HCM (Gần nhà thờ Ba Chuông)

ĐT: 08.2211 5555 - 2211 4848 - 2211 4949

Hotline: 0902 115 115

Website: http://www.nhakhoanetviet.com/

Tư liệu: Nha khoa Ava

Cham soc rang sau dieu tri noi nha hinh anh

Chăm sóc răng sau điều trị nội nha

0

Điều trị nội nha (chữa tủy) là một can thiệp sâu trong điều trị răng hàm mặt. Do đó, nếu bạn hay người thân là bệnh nhân, cần có những chú ý nhất định sau điều trị.

Bạn có thể quan tâm