Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ánh Viên khép lại SEA Games 28 với 8 HCV

Ở cự ly 200 m ếch nữ, kình ngư Ánh Viên về nhất với thời gian 2 phút 31 giây 16 và đoạt HCV thứ 8 tại SEA Games 28.

Ánh Viên: ‘Tôi muốn bơi ở chung kết Olympic’

Trả lời truyền thông Singapore, Nguyễn Thị Ánh Viên cho biết mục tiêu chính của cô trong thời gian tới là tranh chấp huy chương ở Olympic 2016.

 

Các VĐV giành HCV cho Đoàn thể thao Việt Nam ngày 11/6

- Nguyễn Thị Ánh Viên (200 m ếch nữ, bơi)

- Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Thúy, Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền (4x100m nữ, điền kinh).

- Dương Văn Thái (chạy 1.500 m nam, điền kinh)

- Đỗ Thị Thảo (chạy 1.500 m nữ, điền kinh)

- Nguyễn Văn Linh (đơn nam LM1X 500 m, rowing)

- Tạ Thanh Huyền và Phạm Thị Thảo (đôi nữ LW2X 500 m, rowing)

- Lê Thị An và Phạm Thị Huệ (đôi nữ W2 500 m, rowing)

- Đàm Văn Hiếu và Nguyễn Đình Huy (đôi nam M2 500 m, rowing)

- Hoàng Xuân Vinh (50 m súng ngắn nam, bắn súng)

 

  • Đoàn thể thao Việt Nam thi đấu rất thành công trong ngày 10/6. Các VĐV giành tổng cộng 15 HCV, qua đó giúp Đoàn Việt Nam giành lại vị trí thứ 2 trên bảng tổng sắp huy chương.

     

  • Điền kinh là môn mang lại nhiều HCV nhất cho Việt Nam ngày 10/6 với 5 tấm. Những người được xướng tên trên bục vinh quang gồm Nguyễn Thị Huyền (400 m rào nữ), Nguyễn Văn Huệ (10 môn phối hợp), Đỗ Thị Thảo (800 m nữ), Dương Văn Thái (800 m nam) và Lê Trọng Hinh (200 m nam).

    Dương Văn Thái về đích hơn đối thủ gang tấc

    Ở lượt chạy chung kết nội dung 800 m dành cho nam, Dương Văn Thái xuất sắc giành HCV khi chỉ hơn đối thủ người Philippines trong tích tắc.

  • Ở nội dung bơi, Nguyễn Thị Ánh Viên tiếp tục tạo ra cơn sốt trên đường đua xanh. Cô gái vàng của Việt Nam phá sâu kỷ lục 400 tự do nữ tới 2,09 giây. Trong khi đó, kình ngư Lâm Quang Nhật cũng xuất sắc bảo vệ thành công ngôi vô địch SEA Games ở nội dung 1.500 m với 15 phút 31 giây 03. Thậm chí, anh còn vượt kỷ lục SEA Games đến 6,72 giây.

    Ánh Viên lần đầu cười tươi khi về đích ở SEA Games

    Chủ nhân của 8 kỷ lục SEA Games không mếu máo như khi chiến thắng ở nội dung 200 m bướm mà tỏ ra hài lòng vì thực hiện đúng yêu cầu của HLV Đặng Anh Tuấn.

     

  • Ánh Viên giành 7 HCV và phá 8 kỷ lục tại SEA Games. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Các VĐV giành HCV cho Đoàn thể thao Việt Nam ngày 10/6

     - Đinh Phương Thành (2 HCV xà đơn, xà kép, thể dục dụng cụ)

    - Lê Thanh Tùng (nhảy chống, thể dục dụng cụ)

    - Phan Thị Hà Thanh (cầu thăng bằng, thể dục dụng cụ)

    - Nguyễn Thị Yến (boxing hạng cân 51 kg nữ)

    - Lê Thị Bằng (boxing hạng cân 53 kg nữ)

    - Nguyễn Thị Huyền (400 m rào nữ, điền kinh)

    - Nguyễn Văn Huệ (10 môn phối hợp, điền kinh)

    - Đỗ Thị Thảo (800 m nữ, điền kinh)

    - Dương Văn Thái (800 m nam, điền kinh)

    - Trương Đình Hoàng (75 kg nam, boxing)

    - Hoàng Quang Trung (võ biểu diễn, pencak silat)

    - Lê Trọng Hinh (200 m nam, điền kinh)

    - Lâm Quang Nhật (1.500 m tự do nam, bơi)

    - Nguyễn Thị Ánh Viên (400 m tự do nữ, bơi)

  • Dù thi đấu thăng hoa tại SEA Games 28, Ánh Viên vẫn khiêm tốn cho biết tạm hài lòng với những gì đạt được tại Đại hội lần này.

  • Trong ngày thi đấu 11/6, Ánh Viên tiếp tục tham gia hai nội dung bơi 100 m bướm nữ và 200 m ếch nữ. Vòng loại hai nội dung này diễn ra buổi sáng lúc 9h06 và 9h22. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  •  

    Những nội dung thi diễn ra sáng 11/6:

    - Điền kinh (9h-11h35): chạy ngắn 100 m (vòng loại), ném lao  nam (chung kết), nhảy 3 bước nữ (chung kết), nhảy cao nữ (vòng loại), 110m rào nam (vòng loại), chạy 10.000 m nữ (chung kết), chạy 4x400 m nam (vòng loại), chạy 4x400 nữ (vòng loại).

    - Bơi (vòng loại; 9h-9h22): 50 m ếch nam, 50 m tự do nữ, 50 m ngửa nam, 200 m ếch nữ, 400 m tự do nam, 400 m tự do nam, 100 m bướm nữ, 100 m bướm nữ.

    - Bắn cung (vòng 1/8, 10h): Cung 1 dây cá nhân nam, cung 1 dây cá nhân nữ.

    - Rowing (10h – 11h52): đơn nam LM1X 500 m, đơn nữ LW1X 500 m, đơn nam M1X 500 m, đôi nữ LW2X 500 m, đôi nam LM2X 500 m, đôi nữ W2 500 m, đôi nam M2 500 m, thuyền bốn nam LM4 500 m.

    - Bắn súng (vòng loại, 9h-11h30): 50 m súng ngắn nam, 25 m súng ngắn nữ.

  • Trong ngày thi đấu 10/6, đội U23 Việt Nam thúc thủ trước U23 Thái Lan với tỷ số 1-3 ở lượt trận cuối vòng bảng môn bóng đá nam. Kết quả đó khiến đội quân của HLV Miura mất vị trí thứ nhất bảng B vào chính tay Thái Lan.

    U23 Việt Nam mất ngôi đầu bảng khi thua Thái Lan 1-3

    Sau khi để U23 Thái Lan dẫn trước 3 bàn, U23 Việt Nam rút ngắn tỷ số xuống 1-3 nhờ pha lập công của Thanh Bình ở phút 90 trong trận cuối bảng B tại SEA Games 28 diễn ra lúc 19h30.

  • Hôm nay là ngày thi đấu của Nguyễn Thị Ánh Viên tại SEA Games. Phát biểu sau ngày thi đấu 10/6, HLV Đặng Anh Tuấn khẳng định Ánh Viên không có ngày nghỉ sau Đại hội tại Singapore. Thay vào đó, cô sẽ tiếp tục tập luyện để chuẩn bị cho những giải đấu sắp tới.

  • Bơi: Phan Gia Mẫn xếp thứ 5 vòng loại 50 m ếch nam với thành tích 30 giây 98.

     

     

  • Bơi: Nguyễn Diệp Phương Trâm xếp thứ 4 vòng loại 50 m tự do nữ và giành quyền vào dự chung kết nội dung này.

     

  • Bơi: Trần Duy Khôi xếp thứ 3 vòng loại (heat 2) nội dung 50 m ngửa nam (26 giây 73), qua đó giành quyền dự chung kết.

     

  • Bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên xếp thứ 2 vòng (heat 1) loại 200 m ếch nữ với thành tích 2 phút 37 giây 26. Kình ngư Việt Nam đứng thứ 3 chung cuộc tại vòng loại sau Pawapotako (Thái Lan, 2:36:58) và Samantha (Singapore, 2:37:18).

     

  • Nguyễn Thị Ánh Viên giành quyền dự chung kết nội dung 200 m ếch nữ. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Bơi: Hoàng Quý Phước về thứ 3 nội dung 400 m tự do nam ở vòng loại (heat 1) với thành tích 4 phút 06 giây 71. Quý Phước vừa đủ điểm để giành quyền dự vòng chung kết nội dung này.

     

  • Bơi: Lâm Quang Nhật xếp thứ 6 trong vòng loại nội dung 400 m tự do với thành tích 4 phút 15 giây 63. Kết quả này khiến Quang Nhật bị loại khỏi vòng chung kết.

  • Bơi: Lê Thị Mỹ Thảo xếp thứ 4 vòng loại nội dung 100 m bướm nữ với thành tích 1 phút 03 giây 63. Kết quả này khiến Mỹ Thảo không thể giành vé dự chung kết.

     

  • Bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên xếp thứ 3 nội dung 100 bướm nữ với thành tích 1 phút 02 giây 83. Kết quả này giúp Ánh Viên giành quyền dự chung kết khi giành vị trí thứ 3 chung cuộc ở vòng loại.

     

  • Ánh Viên sẽ dự chung kết 2 nội dung 200 m ếch nữ và 100 m bướm nữ. Ảnh: Tùng Lê.



     

  • Ánh Viên xếp thứ 3 chung cuộc vòng loại nội dung 100 m bướm nữ. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Điền kinh: Nguyễn Ngọc Quang xếp thứ 5 vòng loại 110 m rào nam ở lượt chạy đầu tiên.

     

  • Tờ News Paper của Singapore viết về Ánh Viên.

     

  • Rowling: Nguyễn Văn Linh giành HCV nội dung đơn nam LM1X 500 m với thành tích 1 phút 33 giây 64.

     

  • Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 28 tính đến 9h50 ngày 11/6.

     

  • Rowing: Tạ Thanh Huyền và Phạm Thị Thảo giành HCV nội dung đôi nữ LW2X 500 m với thành tích 1 phút 33 giây 55.

     

  • Bảng tổng sắp huy chương tính đến 10h ngày 11/6.

     

  • Thành tích của Tạ Thanh Huyền và Phạm Thị Thảo ở chung kết nội dung đôi nữ LW2X 500 m (rowing).

     

  • Bắn cung: Lê Thị Thu Huyền đánh bại Abdul Halil Nur Afisa (Malaysia) với tỷ số 7-1 ở vòng 1/8 nội dung cung 1 dây cá nhân nữ.

     

  • Bắn cung: Đào Trọng Kiên thua Kamaruddin Haziq (Malaysia) 3-7 vòng 1/8 nội dung cung 1 dây cá nhân nam.

     

  • Bắn cung: Chu Đức Anh thua Salsabila Riau (Indonesia) với tỷ số 2-6 vòng 1/8 nội dung cung 1 dây cá nhân nam.

     

  • Bắn cung: Lộc Thị Đào đánh bại Loke Shin Hui với tỷ số 7-3 ở tứ kết nội dung cung 1 dây cá nhân nữ.

     

  • Bắn cung: Lê Thị Thu Hiền giành chiến thắng 6-0 trước Phutdee Waraporn (Thái Lan) ở tứ kết nội dung cung 1 dây cá nhân nữ. Lê Thị Thu Hiền sẽ gặp Lộc Thị Đào ở bán kết.

     

  • Rowing: Lê Thị An và Phạm Thị Huệ giành HCV nội dung đôi nữ W2 500 m với thành tích 1 phút 38 giây 87.

     

  • Lê Thị An và Phạm Thị Huệ chia sẻ niềm vui sau khi cán đích đầu tiên nội dung đôi nữ W2 500 m. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Rowing: Nguyễn Văn Đức (trái) và Nguyễn Văn Tuấn giành HCB nội dung đôi nam M2 500 m. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Kết quả rowing nội dung đôi nam M2 500 m.

     

  • Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 28 tính đến 10h45 ngày 11/6.

     

  • Phạm Thị Huệ (trái) và Lê Thị An tự hào khi mang về HCV cho rowing Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Rowing: Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Tuấn giành HCB nội dung đôi nam LM2X 500 m với thành tích 1 phút 26 giây 09.

     

  • Rowing: Trần Đặng Dung, Phạm Minh Chính, Trần Quang Tùng và Trần Ngọc Đức giành HCB nội dung thuyền bốn nam LM4 500 m.

     

  • 4 VĐV thuộc nội dung thuyền 4 nam thi đấu khá thành công. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Đàm Văn Hiếu và Nguyễn Đình Huy bứt tốc và ăn mừng khi cán đích đầu tiên nội dung đôi nam M2 500 m. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Bắn cung: Lộc Thị Đào đánh bại Lê Thị Thu Huyền ở bán kết cung 1 dây cá nhân nữ. Theo đó, bắn cung Việt Nam chắc chắn có một HCB ở nội dung này.

     

  • Nguyễn Đình Huy (trái) và Đàm Văn Hiếu mang tấm HCV thứ 4 về cho rowing Việt Nam ngày 11/6. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Bắn súng: Hoàng Xuân Vinh, Nguyễn Hoàng Phương giành quyền dự chung kết 50 m súng ngắn nam khi xếp thứ 2 và thứ 7 vòng loại. Trần Quốc Cường bị loại vì xếp thứ 10.

     

  • Bắn súng: Hoàng Xuân Vinh giành HCV nội dung 50 m sút ngắn nam.

     

  • Bắn súng: Lê Thị Hoàng Ngọc, Phạm Thị Hà và Triệu Thị Hoa Hồng xếp thứ 3 vòng loại 25 m súng ngắn đồng đội nữ.

     

  • Bắn súng: Lê Thị Hoàng Ngọc xếp thứ tư tại vòng loại 25 m súng ngắn cá nhân nữ, qua đó giành quyền vào chung kết. Phạm Thị Hà và Triệu Thị Hoa Hồng không được dự chung kết vì xếp thứ 10 và 11.

     

  • Bảng tổng sắp SEA Games 28 tính đến 11h30 ngày 11/6.

     

  • Xe đạp: Trịnh Đức Tâm giành HCĐ nội dung cá nhân nam tính giờ.

     

  • Cầu mây: Lê Thị Tâm, Dương Thị Xuyến, Bùi Thị Hải Yến, Giáp Thị Hiền và Trần Thị Thu Hoài giúp Việt Nam đánh bại Campuchia với tỷ số 2-0 nội dung regu nữ ở bảng A.

  • Tennis: Đào Minh Trang để thua Wongteanchai Varatchaya 0-2 ở tứ kết đơn nữ.

     

  • Bóng rổ: Đội tuyển nam Việt Nam để thua Thái Lan với tỷ số 45-108.

     

  • Bi sắt: Ngô Ron và Trần Thạch Làm giúp VN đánh bại cặp Cheng Zhi Ming - Goh Wee Teck chủ nhà Singapore 13-3 ở vòng loại đôi nam. Ở bán kết, Việt Nam sẽ gặp Malaysia.

  • Bi sắt: Ngô Thị Huyền Trân và Nguyễn Thị Thi giúp VN đánh bại cặp cặp Keovongsoth - Sisavath (Lào) với tỷ số 13-8 ở vòng loại đôi nữ. Việt Nam tiếp tục gặp Lào ở bán kết.

  • Môn bóng đá: U23 Việt Nam giành vé vào bán kết với vị trí thứ hai bảng B. Việc thua U23 Thái Lan với tỷ số 1-3 khiến người hâm mộ bóng đá Việt Nam khá buồn. Tuy nhiên, thầy trò HLV Miura tránh được đội chủ nhà U23 Singapore ở vòng 4 đội mạnh nhất tại SEA Games 28.

    Trận thua U23 Thái Lan nằm trong toan tính của Miura?

    U23 Việt Nam thua U23 Thái Lan có thể đã nằm trong dự tính của HLV Miura, bởi gặp Myanmar dễ thở hơn so với đội chủ nhà Singapore ở trận bán kết?

     

  • Môn điền kinh: Lê Trọng Hinh đi vào lịch sử điền kinh Việt Nam khi đoạt HCV nội dung 200 m với thành tích 20 giây 89. Trong đó, ấn tượng nhất chính là màn nước rút tốc tộ ở khoảng 30 m cuối.

    Giành tấm HCV lịch sử, Trọng Hinh thành 'vua tốc độ' VN

    Ngay sau khi tuyển thủ 19 tuổi giành tấm HCV nội dung 200 m, lãnh đội Dương Đức Thủy đã rút tiền cá nhân thưởng “nóng” 100 USD cho Hinh vì “đã làm nên lịch sử” thuyết phục.

     

  • U23 Việt Nam do HLV HLV Toshiya Miura dẫn dắt đã được đề cập trong đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn ở TP. Hồ Chí Minh.

  • Môn bóng đá: HLV Vương Tiến Dũng cho rằng, ngay cả khi sử dụng đội hình mạnh nhất, thầy trò HLV Miura cũng khó vượt qua được đội hình B của đội đương kim vô địch SEA Games. Cựu HLV Thể Công chia sẻ: “Khác biệt của U23 Thái Lan so với chúng ta là quá lớn. Trong khi họ phòng ngự chắc chắn, tấn công sắc sảo và hoàn toàn nắm quyền kiểm soát thế trận, U23 Việt Nam vừa sơ hở trong khâu phòng thủ, vừa bế tắc trong các đợt lên bóng và hầu như chỉ biết chống đỡ suốt 90 phút”.

  • Môn bóng đá: Cựu HLV Thể Công Vương Tiến Dũng nhận định, dù tung vào sân đội hình mạnh nhất, U23 Việt Nam cũng khó làm nên chuyện trước U23 Thái Lan: “Nhiều người nhắc đến Công Phượng. Nhưng nếu đá kiểu không có mảng miếng, không đẩy được đối thủ vào thế phải chơi theo cách của mình, dù có 10 Công Phượng, U23 Việt Nam vẫn sẽ thua U23 Thái Lan”.

    ‘Có 10 Công Phượng, U23 Việt Nam vẫn thua U23 Thái Lan’

    HLV Vương Tiến Dũng cho rằng, ngay cả khi sử dụng đội hình mạnh nhất, thầy trò HLV Miura cũng khó vượt qua được đội hình B của ĐKVĐ SEA Games.

     

  • Môn bóng đá: Sau thất bại 1-3 trước U23 Thái Lan ở lượt cuối bảng B, HLV Miura cho biết: "Tôi không hài lòng với hiệp 1 trận đấu. Các cầu thủ không giữ được bóng và cũng không tận dụng tốt các cơ hội để phản công. Điều này khác hoàn toàn với Thái Lan. Họ tấn công tốt, tận dụng cơ hội triệt để hơn". Ảnh: Hoàng Hà.

  • Môn bi sắt: Cặp Ngô Ron - Trần Thạch Lam bước vào trận bán kết đôi nam ở môn bi sắt gặp Malaysia.
  • Môn bi sắt: Cặp Ngô Thị Huyền Trân - Nguyễn Thị Thi bước vào trận bán kết đôi nữ ở môn bi sắt gặp Lào.
  • Môn bóng chuyền: Tuyển bóng chuyền nữ vất vả giành chiến thắng 3-2 trước Indonesia sau khi dẫn trước 2-0. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Môn bóng chuyền: Chủ công số 9 Manganang của Indonesia gây nhiều khó khăn cho tuyển Việt Nam bằng những cú đập biên bốn uy lực và ghi hơn nửa số điểm cho đội bạn. Ảnh: Anh Tuấn.

  • Môn bóng chuyền: Sau trận thứ hai, Tuyển nữ Việt Nam bộc lộ khá nhiều điểm yếu như chuyền một, phát bóng và tâm lý thi đấu. Ảnh: Anh Tuấn.

  • Môn bóng chuyền: Sau gần 2 giờ, ĐT nữ Việt Nam giành chiến thắng 3-2 trước Indonesia dù dẫn trước đội bạn 2 séc đầu.

  • Môn bóng chuyền: Sau khi đánh bại Indonesia, ĐT nữ Việt Nam có chiến thắng thứ hai tại SEA Games 28. Trước đó, ĐT nữ Việt Nam vượt qua Malaysia với tỷ số cách biệt 3-0 trong trận ra quân.

    Bóng chuyền nữ VN thắng thuyết phục ngày ra quân SEA Games

    Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam xuất sắc đánh bại Malaysia với tỷ số cách biệt 3-0 trong trận ra quân tại SEA Games 28 diễn ra lúc 10h ngày 10/6.

     

  • Không giàu nhưng các cầu thủ của tuyển bóng chuyền nữ quốc gia luôn nổi tiếng giỏi tiết kiệm, sinh hoạt lành mạnh và không xài hàng hiệu.

    Các chân dài bóng chuyền giỏi tiết kiệm, không xài hàng hiệu

    Không giàu nhưng các cầu thủ của tuyển bóng chuyền nữ quốc gia luôn nổi tiếng giỏi tiết kiệm, sinh hoạt lành mạnh và không xài hàng hiệu.

     

  • Môn bóng chuyền: Chủ công số 9 Manganang của Tuyển bóng chuyền nữ Indonesia gây ấn tượng với những cú đập biên uy lực. Có chiều cao khiêm tốn hơn nhiều so với hàng chắn của Việt Nam, nhưng Manganang luôn đập bóng trên chắn và ghi điểm nhờ sức bật nhảy tuyệt vời.Ảnh: Anh Tuấn.


  • 9h ngày 12/6, sau khi kết thúc các nội dung thi ở môn bơi, HLV Đặng Anh Tuấn cùng vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên sẽ giao lưu trực tuyến với độc giả Zing.vn từ Singapore.

    HLV Đặng Anh Tuấn và Ánh Viên trả lời trực tuyến Zing.vn

    9h ngày 12/6, sau khi kết thúc các nội dung thi, HLV Đặng Anh Tuấn cùng kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên sẽ trả lời trực tuyến độc giả Zing.vn từ Singapore.

     

  • Trước màn trình diễn ấn tượng của Ánh Viên tại SEA Games 28, truyền thông khu vực đã không ngớt lời khen ngợi cô gái vàng của thể thao Việt Nam.

     

  • Môn bắn cung: Ở tứ kết nội dung cung 1 dây đồng đội nam, Nguyễn Văn Duy, Đào Trọng Kiên, Chu Đức Anh thua 0-6 trước Tuyển Indonesia.

  • Môn bắn cung: Ở tứ kết nội dung cung 1 dây đồng đội nữ, Nguyễn Phương Linh, Lộc Thị Đào, Lê Thị Thu Hiền thắng 5-4 trước tuyển Thái Lan để vào bán kết gặp đội chủ nhà Singapore.


  • Môn bắn cung: Tuyển nữ Việt Nam bước vào trận bán kết gặp đội chủ nhà Singapore ở nội dung cung 1 dây đồng đội nữ.

  • Môn bắn cung: ĐT nữ Việt Nam gồm Nguyễn Phương Linh, Lộc Thị Đào, Lê Thị Thu Hiền đã đánh bại chủ nhà Singapore với tỷ số 6-0 để vào chung kết nội dung cung 1 dây đồng đội nữ. Trận chung kết gặp Indonesia diễn ra ngày 13/6.


  • Môn bi sắt: Cặp Ngô Ron - Trần Thạch Lam giành HCĐ ở nội dung đôi nam môn bi sắt khi thua Malaysia 4-13 trong trận bán kết.
  • Môn bi sắt: Trong trận bán kết đôi nữ ở môn bi sắt gặp Lào, cặp Ngô Thị Huyền Trân - Nguyễn Thị Thi giành chiến thắng 13-5 để vào chung kết tranh HCV với tuyển Thái Lan lúc 15h30.

  • Môn điền kinh: VĐV Đỗ Thị Thảo giành HCV nội dung chạy 1.500 m nữ với thời gian 4 phút 28 giây 39.
  • Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Phương lần lượt giành HCV và HCB ở nội dung chạy 1.500 m nữ.

  • VĐV Đỗ Thị Thảo đem HCV về cho Đoàn thể thao Việt Nam ở nội dung chạy 1.500 m nữ. Ảnh: Anh Tuấn.

  • Môn điền kinh: Dương Văn Thái giành HCV nội dung chạy 1.500 m nam với thời gian 3 phút 47 giây 04. Đây là thành tích tốt nhất của anh ở nội dung này.
  • Đỗ Thị Thảo giành HCV nội dung chạy 1.500 m nữ.

     

  • Dương Văn Thái vui mừng khi giành HCV ở nội dung chạy 1.500 m nam. Ảnh: Anh Tuấn.

  • Dương Văn Thái xuất sắc ở nội dung 1.500 m với thành tích 3 phút 47 giây 04.

     

  • Dương Văn Thái kết thúc 1.500 m chạy nam ít hơn 1 giây 02 so với VĐV người Philippines về thứ hai. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Trong ngày hôm qua 10/6, ở lượt chạy chung kết nội dung 800 m dành cho nam, Dương Văn Thái xuất sắc giành HCV khi chỉ hơn đối thủ người Philippines trong tích tắc.

    Dương Văn Thái về đích hơn đối thủ gang tấc

    Ở lượt chạy chung kết nội dung 800 m dành cho nam, Dương Văn Thái xuất sắc giành HCV khi chỉ hơn đối thủ người Philippines trong tích tắc.

     

  • Môn điền kinh: Phạm Thị Huệ, Hoàng Thị Thanh thi chung kết nội dung chạy 10.000 m nữ.

  • Môn điền kinh: Phạm Thị Huệ giành HCB nội dung chạy 10.000 m nữ với thời gian 35 phút 02 giây 70. Trong khi đó, Hoàng Thị Thanh chỉ về thứ 4. HCV thuộc về VĐV người Indonesia.

  • Phạm Thị Huệ (số 349) giành HCB ở nội dung chạy 10.000 nữ. Cô về đích kém VĐV giành HCV hơn một vòng. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Hai VĐV Đỗ Thị Thảo (phải), Nguyễn Thị Phương nhận HCV và HCB ở nội dung chạy 1.500 m nữ. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Môn điền kinh: Trần Thị Yến Hoa giành HCĐ ở nội dung chạy 100 m vượt rào nữ. HCV thuộc về VĐV người Thái Lan.

  • Môn bi sắt: Cặp Ngô Thị Huyền Trân - Nguyễn Thị Thi giành HCB đôi nữ ở môn bi sắt sau khi thua 3-13 trước tuyển Thái Lan.
  • Dương Văn Thái nhận HCV nội dung chạy 1.500 m nam. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Trần Thị Yến Hoa (số 353) tiếc nuối khi vấp rào cuối cùng và mất đà nước rút. Cô đành chấp nhận thành tích giành HCĐ 100 m vượt rào nữ. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Thành tích của Đoàn thể thao Việt Nam (55 HCV, 30 HCB, 49 HCĐ), nhiều hơn 1 HCV so với Đoàn thể thao Thái Lan tính đến 17h25 ngày 11/6.

  • Môn Pencak Silat: Ở tứ kết hạng cân dưới 55 kg nữ, Trần Thị Thêm thua 0-5 trước đối thủ người Thái Lan. Còn ở tứ kết hạng cân dưới 55 kg nam, Võ Duy Phương đánh bại VĐV của nước chủ nhà với tỷ số 4-1.

     

  • Môn bóng đá: Theo ban tổ chức, thầy trò HLV Miura sẽ đá trận bán kết gặp U23 Myanmar vào giữa trưa nắng, điều này khiến các cầu thủ khó thích nghi khi phải thay đổi nhịp sinh học. Ông Dương Vũ Lâm - Trưởng đoàn Bóng đá Việt Nam cho biết: "Ban tổ chức xếp U23 Việt Nam thi đấu lúc 14h là điều rất trái khoáy, bởi như vậy các cầu thủ phải ăn trưa lúc 10h và lên xe ra sân từ 11h30. Chúng tôi đã bàn bạc với lãnh đạo đội U23 Myanmar để kiến nghị ban tổ chức đổi giờ thi đấu trận bán kết".

  • Môn bóng đá: Các trận bán kết và chung kết môn bóng đá nam sẽ được tổ chức trên SVĐ Singapore Sports Hub. Sân này có mái che bao phủ 100% nên các đội bóng không quá lo ngại đến chuyện nắng, mưa. Tuy nhiên, thi đấu vào giữa trưa sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng chuyên môn của các cầu thủ. 

    Đá bán kết giữa trưa, U23 VN kiến nghị đổi giờ thi đấu

    Theo Ban tổ chức, thầy trò HLV Miura sẽ đá trận bán kết gặp U23 Myanmar vào giữa trưa nắng, điều này khiến các cầu thủ khó thích nghi khi phải thay đổi nhịp sinh học.

     

  • Môn bóng chuyền: Bên phía tuyển nữ Indonesia, những pha ghi điểm uy lực của chủ công Manganang Aprillia - người có giới tính gây tranh cãi trước thềm SEA Games, gây nhiều khó khăn cho các cô gái Việt Nam.

    Bóng chuyền nữ VN thắng vất vả 'nam cầu thủ' Indonesia

    Những pha ghi điểm vô cùng uy lực của chủ công Manganang Aprillia, người có giới tính gây tranh cãi trước thềm SEA Games, gây nhiều khó khăn cho các cô gái Việt Nam.

     

  • Môn bơi: Nguyễn Diệp Phương Trâm bước vào thi chung kết nội dung 50 m tự do nữ.
  • Môn bơi: Nguyễn Diệp Phương Trâm không lọt vào nhóm giành huy chương khi xếp thứ 7 ở chung kết nội dung 50 m tự do nữ. HCV thuộc về VĐV nước chủ nhà Singapore.
  • Thành tích của Phương Trâm ở chung kết nội dung 50 m tự do nữ.

  • Môn điền kinh: ĐT nữ Việt Nam giành HCV nội dung chạy 4x400 m tiếp sức nữ. Trong khi đó, đội nam điền kinh Việt Nam đoạt HCĐ ở nội dung 4x400 m tiếp sức với 3 phút 8 giây 48.
  • ĐT nữ Việt Nam xuất sắc về nhất ở nội dung 4X400 m tiếp sức nữ. Ảnh: Anh Tuấn:

     

  • Niềm vui của Tuyển điền kinh nữ Việt Nam sau khi giành HCV. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Tuyển nữ Việt Nam phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 4X400 m tiếp sức nữ khi ít hơn 4 giây 07 so với kỷ lục cũ của Thái Lan.

  • Môn bơi: Ở nội dung 50 m ngửa nam, Trần Duy Khôi chỉ xếp thứ tư. Trong khi đó, VĐV của nước chủ nhà Singapore giành HCV và phá kỷ lục SEA Games.
  • Môn bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên đang thi chung kết 200 m ếch nữ.
  • Môn bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên giành HCV nội dung 200 m ếch nữ với thời gian 2 phút 31 giây 16.
  • Môn bơi: Hoàng Quý Phước bước vào thi chung kết 400 m tự do nam.
  • Thành tích của các VĐV ở nội dung 200 ếch nữ.

  • Môn bơi: Hoàng Quý Phước không lọt vào nhóm giành huy chương ở nội dung 400 m tự do nam. HCV thuộc về Sim Welson của Malaysia với thời gian 3 phút 53 giây 97. Đây là kỷ lục mới của SEA Games.
  • Nguyễn Thị Ánh Viên thi đấu xuất sắc ở nội dung 200 ếch nữ. Ảnh: Tùng Lê.

  • Trả lời truyền thông Singapore, Nguyễn Thị Ánh Viên cho biết mục tiêu chính của cô trong thời gian tới là tranh chấp huy chương ở Olympic 2016.

    Ánh Viên: ‘Tôi muốn bơi ở chung kết Olympic’

    Trả lời truyền thông Singapore, Nguyễn Thị Ánh Viên cho biết mục tiêu chính của cô trong thời gian tới là tranh chấp huy chương ở Olympic 2016.

     

  • Thành tích của Đoàn thể thao Việt Nam (57 HCV, 31 HCB, 50 HCĐ), hơn 2 HCV so với Đoàn thể thao Thái Lan tại SEA Games 28 tính đến 19h10 ngày 11/6.

  • Nguyễn Thị Ánh Viên giành HCV thứ 8 tại SEA Games 28 khi về nhất ở chung kết 200 m ếch nữ.

     

  • Môn bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên bước vào thi chung kết 100 m bơi bướm nữ. Đây cũng là nội dung cuối cùng của Ánh Viên ở SEA Games 28.
  • Môn bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên chỉ về thứ 6 ở nội dung 100 m bướm nữ. Trong khi đó, HCV thuộc về VĐV của nước chủ nhà Singapore, Tao Li.
  • Ánh Viên thi đấu không thành công ở chung kết nội dung 100 m bướm nữ. Ảnh: Tùng Lê.

  • Môn bơi: Ở chung kết nội dung 4x100 m tiếp sức nam, đội tuyển chủ nhà Singapore giành HCV.
  • Môn bóng chuyền: Đội tuyển nam Việt Nam vượt qua Indonesia với tỷ số 3-0 (25-23, 25-23, 25-15). 

  • Bố mẹ của Ánh Viên đã dành một nơi trang trọng ở phòng khách để trưng bày hàng trăm huy chương cũng như bằng khen của con gái trong suốt những năm thi đấu vừa qua.

    Góc thành tích với hàng trăm huy chương của Ánh Viên

    Bố mẹ của Ánh Viên đã dành một nơi trang trọng ở phòng khách để trưng bày hàng trăm huy chương cũng như bằng khen của con gái trong suốt những năm thi đấu vừa qua.

     

  • Thành tích của Đoàn thể thao Việt Nam (57 HCV, 31 HCB, 50 HCĐ), hơn 2 HCV so với Đoàn thể thao Thái Lan tính đến 21h05 ngày 11/6.

  • 8 kỷ lục của Nguyễn Thị Ánh Viên tại SEA Games 28

    200 m tự do: 1 phút 59 giây 27 (kỷ lục cũ: 2 phút 00 giây 57).

    200 m bướm: 2 phút 11 giây 12 (kỷ lục cũ: 2 phút 13 giây 49).

    200 m ngửa: 2 phút 14 giây 12 (kỷ lục cũ: 2 phút 14 giây 80).

    200 m hỗn hợp: 2 phút 13 giây 53 (kỷ lục cũ: 2 phút 14 giây 57).

    400 m tự do: 4 phút 8 giây 66 (kỷ lục cũ: 4 phút 10 giây 75).

    400 m cá nhân hỗn hợp (vòng loại SEA Games 28): 4 phút 43 giây 93 (kỷ lục cũ: 4 phút 46 giây 16).

    400 m cá nhân hỗn hợp (vòng chung kết SEA Games 28): 4 phút 42 giây 88 (kỷ lục cũ: 4 phút 43 giây 93).

    800 m tự do: 8 phút 34 giây 85 (kỷ lục cũ: 8 phút 35 giây 41).

  • Bốn VĐV gồm Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Thúy, Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền đã phá sâu kỷ lục tồn tại gần 1/4 thế kỷ ở nội dung 4x100 m tiếp sức nữ tại SEA Games.

    Hành trình phá kỷ lục tồn tại 24 năm của 4 cô gái vàng VN

    Bốn nữ hoàng điền kinh Việt Nam gồm Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Thúy, Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền đã phá sâu kỷ lục tồn tại gần 1/4 thế kỷ trong lịch sử SEA Games.

     

  • Đào Văn Thủy hoàn thành phần thi ở mức xà 2,13 m. Đây là thành tích cá nhân tốt nhất của anh từ trước đến nay. VĐV sinh năm 1989 vui sướng ăn mừng cùng lúc Quốc ca Việt Nam cất lên. Anh ngay lập tức đứng nghiêm trang hướng về cờ Tổ quốc và giơ tay chào.

    Đang thi đấu, VĐV Việt Nam chào cờ khi Quốc ca vang lên

    Đào Văn Thủy vui sướng ăn mừng cùng lúc Quốc ca Việt Nam cất lên. Anh ngay lập tức đứng nghiêm trang hướng về cờ Tổ quốc và giơ tay chào.

     

Zing.vn

Bạn có thể quan tâm