Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Áo yếm được xử lý như thế nào trên phim Việt?

Áo yếm là trang phục không thể thiếu trong những bộ phim Việt có bối cảnh "ngày xưa", thế nhưng ranh giới giữa sự tinh tế với phản cảm trên màn ảnh cũng rất mong manh.

xu ly ao yem anh 1
Thương nhớ ở ai đang gây ồn ào liên quan đến việc đạo diễn yêu cầu diễn viên nữ trong phim không được mặc áo ngực trong áo yếm để tạo sự chân thực đối với một bộ phim có bối cảnh 1954-1975. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho biết "Xưa các cụ mặc như nào thì mình mặc như thế".
xu ly ao yem anh 2
Thế nhưng, không ít ý kiến cho rằng việc phim phát trên sóng truyền hình quốc gia với sự đa dạng về đối tượng khán giả, việc diễn viên nữ không mặc áo ngực là không thích hợp. Nhiều ý kiến cho rằng cách xử lý áo yếm trong Thương nhớ ở ai cũng thiếu sự tinh tế, nhân vật nữ mặc áo yếm đi lại giữa ban ngày, trước mắt đàn ông mà không có một chút ngại ngần.

xu ly ao yem anh 3
Cùng được chuyển thể từ Bến không chồng, cùng đạo diễn là Lưu Trọng Ninh nhưng Bến không chồng (2000) lại có cách xử lý áo yếm khác với phiên bản truyền hình. Trong phim chỉ có một vài nhân vật mặc áo yếm như bà Nhân (Minh Châu), bà Hơn (Như Quỳnh) và những người phụ nữ lớn tuổi. Các nhân vật này cũng luôn mặc áo cánh bên ngoài áo yếm.

xu ly ao yem anh 4
Đến hẹn lại lên (1974) - một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam lại chọn cách xử lý áo yếm như một nét đẹp văn hóa. Chiếc áo yếm lấp ló sau trang phục "mở ba mớ bảy" của nhân vật Nết - một liền chị quan họ - được đánh giá tinh tế. Toàn bộ phim không có cảnh nào nhân vật nữ mặc áo yếm lưng trần đi lại trước mặt đàn ông.
xu ly ao yem anh 5
Phim Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) lấy bối cảnh thời trước năm 1945. Nhân vật nữ trong phim cũng mặc áo yếm nhưng chỉ có một vài phân cảnh của Thị Nở là áo yếm lưng trần. Đó là cảnh Thị Nở (Đức Lưu) bưng bát cháo Chí Phèo (Bùi Cường) ăn và không có sự xuất hiện của nhân vật nào khác.

xu ly ao yem anh 6
Phim Chị Dậu (1981) cũng lấy bối cảnh trước năm 1945. Trong phim chị Dậu (Lê Vân đóng) cũng mặc áo yếm. Áo yếm của nhân vật chị Dâu là áo yếm phổ biến của nông dân, bần cố nông thời kỳ đó, chất liệu là vải chứ không phải lụa, có màu tối hoặc xám thay vì sặc sỡ sắc vàng, xanh, đỏ. 
xu ly ao yem anh 7
Phim cổ trang Mỹ nhân kế (2013) của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, nhân vật nữ diện áo yếm cách tân. Nhân vật nữ do Tăng Thanh Hà đóng cũng mặc áo yếm lưng trần nhưng phía trước có cách điệu. Với thể loại điện ảnh, cách xử lý của Quang Dũng trong khuôn khổ có thể chấp nhận.

xu ly ao yem anh 8
Tấm Cám (2016) của Ngô Thanh Vân các nhân vật nữ cũng chủ yếu diện áo yếm cách điệu. Nhân vật Dì ghẻ mặc áo cánh xuyên thấu bên ngoài áo yếm. Các diễn viên nữ cũng được cho là có mặc áo ngực hoặc tấm độn ở bên trong chiếc áo yếm.

Diễn viên phim 'Thương nhớ ở ai' nói gì về việc không mặc nội y?

Diễn viên Thanh Hương cho rằng việc mặc áo yếm không có gì là phản cảm trong khi đạo diễn Lưu Trọng Ninh nói ngắn gọn "các cụ mặc như nào thì mình mặc như thế".

Dàn diễn viên nữ 'Thương nhớ ở ai' không mặc nội y trên truyền hình

Do "Thương nhớ ở ai" kể câu chuyện về thân phận người phụ nữ ở làng quê Bắc Bộ giai đoạn 1954 - 1975, đạo diễn Lưu Trọng Ninh yêu cầu dàn diễn viên nữ không được mặc áo ngực.

Cảnh phim gây ồn ào vì có ngôn từ nhạy cảm trong 'Thương nhớ ở ai' Cảnh phim "bà cán bộ" và nhân vật Hơn trong "Thương nhớ ở ai" đang gây ồn ào trên mạng xã hội vì có nhiều ngôn từ nhạy cảm như "thây lẩy", "nếu cắt được thì con cũng cắt".







Bảo Ngọc

Bạn có thể quan tâm