Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Áp dụng công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại nếu học sinh tự nguyện

Năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Nghệ An chỉ đạo các trường tiểu học trên địa bàn triển khai dạy học công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại trên cơ sở nhu cầu, tự nguyện của học sinh.

Đầu năm học 2019-2020, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An ban hành văn bản số 1583 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học, trong đó chỉ đạo cụ thể về giải pháp triển khai sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.

Cong nghe giao duc cua GS Ho Ngoc Dai anh 1
Nội dung sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại biên soạn. Ảnh: Lao Động.

Văn bản nêu rõ: "Triển khai dạy học Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục ở những trường đảm bảo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và học sinh có nhu cầu, tự nguyện tham gia cho đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phòng GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học tự nguyện lựa chọn nhưng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Sở GD&ĐT khi triển khai các phương pháp dạy học nêu trên; kiên quyết không triển khai thực hiện ở những cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các điều kiện đảm bảo".

Trước đó, chương trình này được đưa vào nhiều địa phương trên cả nước, với hàng nghìn trường học tham gia.

Năm 2016-2017, cả nước có 48 tỉnh, thành phố đã triển khai dạy học môn Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục với 7.857 trường và 693.478 học sinh.

Theo nhà giáo Trần Chút - chuyên gia biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt phổ thông, chương trình Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có nhiều điểm khác biệt gây tranh cãi như: Quan điểm "chân không về nghĩa", cách đánh vần 3 chữ c/k/q đều đọc là "cờ", một số ngữ liệu chưa bảo đảm chưa đáp ứng tốt mục tiêu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt...

Sau khi dư luận lên tiếng và có ý kiến của đại biểu Quốc hội, một hội đồng quốc gia được lập ra để thẩm định chương trình Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập của chương trình này và yêu cầu chỉnh sửa.

Sau đó, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các sở GD&ĐT triển khai tài liệu "Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục" phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Quốc tế Moscow

Trong lần đầu tiên tham dự Olympic Quốc tế Moscow ở Nga, 8 học sinh Việt Nam giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

https://laodong.vn/giao-duc/ap-dung-cong-nghe-giao-duc-cua-gs-ho-ngoc-dai-neu-hoc-sinh-tu-nguyen-753336.ldo

Theo Quang Đại / Lao Động

Bạn có thể quan tâm