Năm 2012, kỹ sư làm việc trong dự án xe tự lái của Google nhận ra một vấn đề. Những người thử nghiệm đầu tiên luôn theo dõi quá trình xe chạy. Tuy nhiên, không ai đảm bảo những người dùng phổ thông cũng sẽ làm điều tương tự. Trong những trường hợp khẩn cấp khi máy móc gặp vấn đề, mọi thứ trở nên rất nguy hiểm.
Xe tự lái sẽ được sử dụng chủ yếu ở thành phố, nơi có điều kiện và nhu cầu sử dụng cao. Nhưng theo số liệu mới nhất, các tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở các vùng nông thôn và đường cao tốc, nơi thường xuyên xảy ra sự cố bất ngờ như đường vòng, thời tiết,… Chắc chắn, robot không thể xử lý tốt những huống bất ngờ như vậy. Lúc đó, nó cần con người ngồi phía sau và hỗ trợ.
Chính vì thấy được hai mặt tích cực và tiêu cực của cả robot lẫn con người trong việc điều khiển xe. Audi đã cho ra mắt chiếc sedan A8 với hệ thống tự lái được hỗ trợ bởi con người.
Audi A8 được áp dụng nhiều công nghệ mới. Ảnh: Theverge. |
Các kỹ sư và nhà tâm lý của Audi dành nhiều năm để tìm hiểu việc lái xe an toàn trên đường cao tốc. Trong đó, họ chủ yếu tập trung vào việc kết hợp, điều chuyển giữa robot và con người để việc điều khiển xe diễn ra hoàn hảo.
Theo đó, A8 sẽ quan sát người lái bằng máy ảnh có tính năng nhận diện khuôn mặt và hành động. Tay lái của xe cũng được trang bị cảm biến nhận biết khi nó được chạm vào. Khi A8 cảm thấy cần được giúp đỡ hoặc cảm giác con người không chú ý, nó sẽ cảnh báo cho họ bằng tín hiệu và âm thanh.
Nếu vẫn không có phản hồi, chiếc xe sẽ thắt chặt dây an toàn ở ghế lái, đồng thời nhấn phanh. Khi mà những hành động trên không làm cho người dùng có phản ứng gì, Audi A8 sẽ tự động bật flash, đi chậm dần rồi dừng lại và mở khoá cửa.
Mô hình phản ứng này đã được Audi cho thử nghiệm trên hàng trăm người tại nhiều nơi trên thế giới. Nó nhận được đánh giá khá tích cực. Ngoài ra, với mỗi khu vực, hãng cũng tối ưu tính năng cho nơi đó. Ví dụ như người dùng Trung Quốc có xu hướng thích cảnh báo bằng hình ảnh hơn là nghe nên Audi sẽ áp dụng điều này vào A8 được bán tại đây.