Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ba câu hỏi của sinh viên dành cho Chủ tịch nước

Sáng 3/10, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức lễ khai khóa năm 2016 với sự tham dự của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Chủ đề lễ khai khoá 2016 của ĐH Quốc gia TP.HCM là Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, gắn với thời đại kỹ thuật số, thách thức các vấn đề về không gian mạng, chiến tranh mạng, an ninh mạng.  

Lễ khai khoá có khoảng 1.000 sinh viên là những em đạt thứ hạng cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế, Olympic quốc gia các môn học, các cuộc thi học thuật, nghiên cứu khoa học và top 5% tân sinh viên đại diện cho 14.000 tân sinh viên của ĐG Quốc gia TP.HCM

Tại buổi lễ, các sinh viên đã có những câu hỏi dành cho Chủ tịch nước. Cụ thể, các câu hỏi có nội dung là “Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì?”, “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam ở những lĩnh vực gì, cả kinh tế, văn hóa, xã hội?”, “Vấn đề phát triển công nghiệp với môi trường?”.

Với ba câu hỏi này của sinh viên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đưa ra lời giải đáp trong bài phát biểu có chủ đề “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Thời cơ phát triển và các thách thức phi truyền thống”.

Theo ông Quang, sự cảm nhận của chúng ta về thế giới dường như ngày càng phẳng hơn, liên thông, hợp tác, cạnh tranh hơn và thách thức cũng nhiều hơn. Đó là dấu hiệu và cũng là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp độ toàn cầu, khu vực và từng quốc gia.

Bên cạnh những lợi ích to lớn của cách mạng công nghiệp 4 và thời đại kỹ thuật số, cuộc cách mạng này cũng đang đặt ra những thách thức an ninh phi truyền thống như về an ninh không gian, về an ninh mạng và về an ninh kinh tế - xã hội.

DH Quoc gia TP.HCM anh 1
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại lễ khai khóa 2016 ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh: vnuhcm.edu.vn

 

.

Theo ông Quang, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam hội nhập sâu hơn và hiệu quả hơn vào kinh tế thế giới. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mới đang trong giai đoạn khởi phát là cơ hội rất quý giá mà Việt Nam phải nhanh chóng đón bắt, tranh thủ để tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hẹp khoảng cách phát triển.

“Tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất lớn, tiềm năng về con người của thời kỳ dân số vàng trong đó nổi bật là cơ cấu dân số trẻ”, ông Quang khẳng định.

Theo đó, sứ mệnh của đại học chất lượng cao trong phát triển đất nước luôn đặt kỳ vọng ở các thế hệ nhà khoa học, giảng viên và sinh viên tài năng.

“Chúng ta phải nhận thức rằng chỉ có đại học tiên tiến mới hội tụ các tri thức và trí tuệ siêu việt để có những cảm xúc sáng tạo và đổi mới không ngừng thích ứng với thời đại cách mạng công nghiệp mới và công nghệ kỹ thuật số như hiện nay. Do đó, yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đặc biệt là giáo dục đại học chất lượng cao đã được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc”.

Theo ông Quang, giáo dục Việt Nam còn nhiều điều cần tiếp tục phấn đấu nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước, xã hội; cả kiến thức tiên tiến, cập nhật về khoa học và công nghệ mới.

“Tất cả những vấn đề nêu trên chỉ được giải quyết ở môi trường giáo dục đại học chất lượng cao.

Giáo dục đại học chất lượng cao tác động trực tiếp và lan tỏa đến sự phát triển bền vững của đất nước và là cơ sở vững chắc để đón bắt công nghệ mới phụng sự Tổ quốc”, ông Quang nhấn mạnh.

Ông Quang đề nghị trong thời gian sắp tới, ĐH Quốc gia TP.HCM cần khẳng định vai trò nòng cốt của mình trong hệ thống giáo dục đại học tiên tiến của Việt Nam và phải là đơn vị tiên phong trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thời đại kỹ thuật số“ĐH Quốc gia TP.HCM cần phải phát triển ở một tầm cao mới”.

Cụ thể, ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ mới tiệm cận các nước tiên tiến. Cơ sở giáo dục này phải là mẫu hình về tự chủ đại học một cách đúng đắn. Đây cũng phải là nơi thu hút nhân tài, hội tụ của các trí tuệ xuất sắc trong giới khoa học, nghiên cứu và giảng dạy...

Đặc biệt, ông Quang nhấn mạnh ĐH Quốc gia TP.HCM phải là một thành phố đại học hiện đại, nơi ươm mầm tài năng của đất nước trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế này.

Mẹ con ôm nhau khóc khi nam sinh lớp 6 phải học lại lớp 1

Chị Tô Thị Quỳnh Giao (ngụ phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) cho biết chị đã đến nhiều cơ quan ở Sóc Trăng kêu cứu vì con trai học lớp 6 bị trả về lớp 1.


http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/331871/ba-cau-hoi-cua-sinh-vien-danh-cho-chu-tich-nuoc.html

Theo Lê Huyền - Ngân Anh / Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm