Theo Chuyện Đông Chuyện Tây của An Chi, từ “chằn” không lưu hành trong lời ăn tiếng nói ở miền Bắc mà chỉ có trong Nam.
Từ này xuất hiện trong hai câu thành ngữ “chằn tinh gấu ngựa” và “chằn ăn trăn quấn”. Đây là những thành ngữ chỉ sự nguy hiểm, dữ dằn. Trong đó, trăn và gấu là hai loài thú dữ còn chằn là để chỉ chúa sơn lâm.
Nhà ngôn ngữ học này còn cho rằng hình thức ban đầu của từ “chằn” là “bà chằn”. Đây là hai tiếng mà người Nam bộ phiên âm từ tiếng Malaysia machan (matjan). Họ đã đọc trại m thành b. Do đó, “bà chằn” có nghĩa là cọp, hổ.
Về sau, từ này dần bị mất nghĩa. Âm tiết đầu tiên bị đồng hóa với từ “bà” trong bà lão, bà cô, bà chúa… “Bà chằn” trong tiếng Việt hiện nay được ghi nhận là quái vật lấy hình nữ giới hoặc những người phụ nữ dữ dằn. Do đó, người ta chỉ dùng từ “chằn” để chỉ chúa sơn lâm.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.